Bệnh lý

Trẻ bị ho phải làm sao?

Trẻ bị ho có thể do cảm lạnh, viêm mũi họng hay viêm đường hô hấp,… mẹ cần theo dõi các biểu hiện của trẻ nế ho kéo dài kèm theo sốt cao bố mẹ cần đưa trẻ đi khám.

Những nguyên nhân làm cho trẻ bị ho

  • Ho là một triệu chứng rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ và thường gặp ở các phòng khám, bệnh viện nhi khoa. Đa phần các bậc phụ huynh khi đưa bé đến khám chỉ với một mục đích là làm sao để bé ngưng ngay cơn ho.
  • Thực ra ho không phải là một căn bệnh mà là một triệu chứng và nó là cơ chế có thể giúp tống vi trùng, virus, chất nhầy nhớt ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi của bé.
  • Ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh thông thường ở trẻ hay đôi khi cũng thường gặp ở trẻ bị hen suyễn, nhưng cũng có khi là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi.

Tre-bi-ho-phai-lam-sao

Trẻ bị ho phải làm sao?

Trẻ bị ho có thể theo dõi, chăm sóc ở nhà?

  • Khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ, nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói bạn có thể theo dõi bé ở nhà.
  • Bạn nên chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước cam, chanh, hoặc ăn trái cây tươi, nấu cháo hoặc soup để bé dễ ăn hơn và theo dõi nhiệt độ của bé.
  • Nếu bé đỡ ho, ăn uống tốt, không sốt, thở dễ thì thường bé sẽ khỏi trong vòng một tuần.

Khi trẻ bị ho kèm theo khò khè, sốt cao bạn nên đưa bé đến bác sĩ

Một số trường hợp ho kèm có kèm theo các triệu chứng, biểu hiện khác mà bạn cần lưu ý, theo dõi để kịp thời đưa đến bác sĩ:

  • Trẻ ho cấp tính kèm co thắt, khò khè, tím tái. Đây có thể là do trẻ bị dị vật đường thở, phải sơ cứu ban đầu và cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
  • Trẻ ho kèm sốt cao 39oC. Lúc này Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có  viêm phổi hay không.
  • Khi trẻ ho kèm thở mệt, lồng ngực co kéo, tiết đàm nhớt nhiều, có thể bé bị viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ, hen suyễn ở trẻ lớn hơn. Đối với trường hợp này cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm.
  • Nếu trẻ ho khàn giọng, ho ong ỏng như tiếng chó sủa, kèm khò khè, thì có thể đã bị viêm thanh quản cấp tính. Cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm, nếu trễ có thể trẻ sẽ bị khó thở.
  • Nếu là trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, ho về đêm kèm nôn ói. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có bị trào ngược dạ dày thực quản hay không.
  • Nếu trẻ ho kéo dài trên 2 tuần, ho vào lúc sáng sớm và về đêm, thì cần gặp Bác sĩ để xem xét có bị bệnh hen suyễn hay viêm xoang mũi mãn tính không.
  • Các trường hợp khác như trẻ có vẻ mệt, thở hổn hển khi ho, xanh tái, ăn uống không ngon miệng, nôn ói, bạn cũng nên cho bé gặp Bác sĩ để kịp thời điều trị.

Khi đến khám bạn không nên ngại ngùng đặt câu hỏi với Bác sĩ về các triệu chứng khác của bé xuất hiện kèm theo ho. Điều này sẽ giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bé đồng thời tư vấn cho bạn những kiến thức, cách chăm sóc bé tốt hơn.

Chúng ta không nên:

  • Cho trẻ uống thuốc ức chế ho, thuốc ngủ, thuốc chống dị ứng để mong bé có giấc ngủ ngon – sẽ không ho nữa. Điều này vô cùng nguy hiểm vì những loại thuốc này có thể làm nặng thêm tình trạng viêm phổi, viêm thanh phế quản và hen suyễn ở trẻ. Những thuốc này có thể gây suy hô hấp ở trẻ nhỏ.
  • Tự ý cho bé uống kháng sinh. Việc này có thể sẽ gây ra cho bé các tình trạng như: tiêu chảy, kháng thuốc hoặc dị ứng thuốc.
  • Ủ ấm trẻ quá mức, làm thân nhiệt bé tăng lên, khiến bé ngột ngạt khó chịu.

Trẻ bị ho phải làm sao?

Nhận biết đúng bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. Ho ở trẻ có nhiều nguyên nhân và nhiều dạng ho khác nhau, các bác sỹ thường nhận biết dấu hiệu bệnh ở trẻ khi biết đặc tính của cơn ho hoặc trực tiếp nghe trẻ ho.

Ho không phải là một bệnh, mà đó là một triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau tùy theo từng cơ thể bé và tùy vào từng cơn ho của bé.

Trẻ bị ho khan

  • Ho khan là ho không có đờm, thường gặp khi bị viêm họng, ngạt mũi hay hắt hơi, chảy nước mũi, không phải do viêm phổi hay viêm phế quản.
  • Tuy nhiên, trẻ cũng dễ bị ho khan khi hít phải khói thuốc lá, khói bụi, dị ứng phấn hoa… Khi trẻ ho sẽ khiến cho trẻ bị nôn, trớ, dễ làm cho bé mệt mỏi, chán ăn sau mỗi lần ho.

Trẻ bị ho có đờm

  • Là khi trẻ ho thường tiết nhiều đờm loãng hoặc đặc. Đây có thể là một trong các triệu chứng của bệnh viêm xoang hay viêm phế quản.
  • Cha mẹ có thể nhận thấy trẻ có đờm khi bé ho có cảm giác nặng ngực, mệt và hơi khó thở.

Trẻ bị ho sù sụ

  • Đây là dấu hiệu thường thấy của bệnh nhiễm trùng thanh khí quản. Bệnh này xảy ra do dị ứng thời tiết khi thay đổi nhiệt độ hoặc là do virus gây nhiễm trùng đường hô hấp gây nên.
  • Trẻ dưới 3 tuổi thường mắc bệnh này do khí quản của bé khá hẹp. Bệnh thường hay phát về đêm và dễ nhận thấy khi nghe tiếng thở của bé khò khè, thở lớn.
  • Thường do nhiễm trùng hay do sưng phần trên của đường hô hấp. Đa số các trường hợp ho này là do bệnh bạch hầu thanh quản, một dạng bệnh nhiễm trùng thanh quản và khí quản.

Trẻ bị ho lâu ngày

  • Trẻ bị ho lâu ngày là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn bordetella gây ra. Các triệu chứng của bệnh này là trẻ ho nhiều, chảy nước mũi, hắt hơi và sốt nhẹ.
  • Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng dễ mắc nhất là ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng ngừa. Do đó cha mẹ nên lưu ý tiêm vắc xin phòng bệnh này cho trẻ, có thể tiêm chung với các vắc xin bạch hầu, uốn ván và thường được tiêm 5 lần trước khi trẻ được 6 ngày tuổi.
  • Cha mẹ nên hỏi kỹ bác sỹ về việc tiêm này. Ho lâu ngày là chứng bệnh dễ lây lan. Vi khuẩn có thể lây từ người bệnh qua chất dịch văng vào không khí lúc người bệnh ho hay hắt hơi.

Trẻ bị ho khò khè

  • Trẻ bị ho đi kèm với thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp dưới.
  • Chứng bệnh này cũng có thể xảy ra khi đường hô hấp dưới bị cản bởi vật thể lạ hay do nước nhầy từ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tiết ra, thường gặp ở trẻ nhỏ tuổi.

Khi trẻ bị ho, sổ mũi, đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ. Trong một số trường hợp chỉ bằng những cách đơn giản này trẻ có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.

Khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu kỹ nguồn cơn ho của bé để tìm ra cách điều trị hiệu quả. Nhiều khi trẻ chỉ đơn thuần là ho gió, ho cảm chút xíu thì không sao, có thể để cho trẻ ho vì ho này chỉ là bộc phát, sẽ rất nhanh tự khỏi.

Khi trẻ bị ho kéo dài kèm có kèm theo các triệu chứng khò khè, sốt cao, tím tái,… là những biểu hiện mà bạn cần lưu ý, theo dõi để kịp thời đưa đến bác sĩ.

Chữa ho cho trẻ bằng các món ăn hằng ngày

  • Nấu cháo gừng hành có thể chữa ho do bị phong hàn. Cách nấu: gạo 50 gam,gừng 5 lát, hành 5 cây và một thìa dấm, nấu đến khi cháo sắp nhừ cho hành, gừng, dấm vào quấy đều, rồi ăn nóng
  • Canh trứng nấu với mật ong. Chủ yếu chữa ho lâu, ít đờm. Cách nấu: 300 ml nước đun sôi, sau đó đánh một quả trứng đổ vào nước sôi, rồi cho một thìa mật ong vào là được.
  • Bách hợp nấu chè đỗ xanh. Thích hợp cho những người phổi yếu, ho lâu không khỏi. Cách nấu: Bách hợp 50 gam, đỗ xanh 30 gam. Đỗ xanh ninh sắp nhừ cho bách hợp vào, nấu cho đến khi đỗ nhừ, cho một ít mật ong vào là được.
  • Xuyên bối mẫu nấu với lê. Thích hợp cho những người bị ho và nhiều đờm. Cách nấu: một quả lê, bột Xuyên bối mẫu 3 gam, đường phèn 15 gam. Lê gọt bỏ vỏ, nấu với Xuyên bối mẫu và đường phèn khoảng nửa tiếng là được. Uống nước và ăn lê.
  • Vừng nấu với bột quả óc chó. Thích hợp cho những người bị ho do phổi yếu, ít đờm. Cách nấu: Vừng 15 gam, bột óc chó 15 gam, đường phèn 12 gam. Vừng và quả óc chó rang thơm, rồi nghiền thành bột, cho đường phèn pha nước sôi rồi uống.

Từ khóa:

  • bé bị ho có đờm
  • bé bị ho sổ mũi
  • trẻ bị ho về đêm
  • bé ho nhiều nhưng không sốt
  • trẻ bị ho khan
  • trẻ bị ho nôn trớ nhiều
  • cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close