Bệnh lýNuôi con

Bé bị chàm sữa phải làm sao?

Trẻ bị chàm sữa thường xuất hiện vảy nhỏ li ti, kèm theo những mảng đỏ,… ở mặt, cổ, khuỷu tay. Mẹ cần rửa bằng nước muối sinh lý, thuốc tím 1%,… Nếu bệnh có dấu hiệu trở nặng cần đưa trẻ đi khám.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

  • Khi chạm vào da bé ta cảm giác thấy thô ráp và có những vảy nhỏ li ti.
  • Da bé rất khô bị kéo căng, phá hủy và đôi khi kèm theo những mảng mẩn đỏ, bé của bạn sẽ tự gãi thường xuyên.
  • Bé của bạn sẽ có thể có triệu chứng dị ứng của bệnh hen suyễn hay viêm mũi.
  • Những mảng da bị khô và mẩn đỏ xuất hiện thường xuyên ở những vùng da đặc biệt, chủ yếu ở trên mặt trên những vùng da bị gập như : cổ, khuỷu tay, sau đầu gối và mu bàn tay, cổ tay, mắt cá chân.
  • Bé của bạn trằn trọc trong giấc ngủ.

tre-bi-cham-sua-phai-lam-sao

Bé bị chàm sữa phải làm sao?

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở trẻ sơ sinh ?

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở trẻ sơ sinh có rất nhiều nhưng phát sinh do hai yếu tố là:

1/ Cơ địa: thì có thể do gia đình bệnh nhân có người bị chàm.

2/ Dị ứng nguyên: là do người bệnh dùng các thuốc hay gây phản ứng phụ, do ngành nghề, dùng mỹ phẩm, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, ăn các thực phẩm gây kích ứng…

  • Da khô có xu hướng dị ứng chàm thường xảy ra đối với trẻ có làn da khô màu đỏ, nghèo lipid và cấu trúc da quá kín khít. Vì vậy da bé dễ bị tổn thương hơn và cho phép sự thâm nhập của các tác nhân bên ngoài dẫn đễn quá trình da bị viêm. Sự phá hủy hàng rào chắn này sẽ dẫn tới những phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch được đặc trưng bởi chàm dị ứng.
  • Chàm có thể do kích thích bởi hóa chất, chẳng hạn hóa chất được tìm thấy trong bột giặt. Vì thế, cần chọn các sản phẩm giặt giũ dành cho làn da nhạy cảm của bé.
  • Thời tiết ít độ ẩm gây khô da là nguyên nhân chính của bệnh chàm.
  • Lông vật nuôi khiến bệnh chàm nặng hơn. Do đó, bạn không nên nuôi vật nuôi trong nhà. Nếu có, những chú cá cảnh là hợp lý nhất.
  • Chế độ ăn uống và bệnh chàm: Đôi khi chàm là triệu chứng của dị ứng thực phẩm. Thông thường, chàm có thể do trứng hoặc sữa bò.
  • Bụi và bệnh chàm: khuyến cáo cha mẹ nên dùng giẻ ẩm để lau dọn nhà và đầu tư vào một bộ lọc không khí.
  • Quần áo và bệnh chàm: Trang phục vải tổng hợp hoặc len có thể kích ứng làn da nhạy cảm của bé. Vì thế, cần lựa chọn quần áo cotton và giữ làn da bé luôn thoáng mát. Đối với ga gối cũng nên chọn chất liệu tương tự. “Bỉm” được khuyến nghị nếu con bạn bị chàm vì nó hút chất lỏng tốt, ngăn chặn làn da nhiễm khuẩn và trở nên đau.

Điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh như thế nào ?

  • Bạn hãy mang con đến các bệnh viện để các bác sỹ chuyên khoa khám và cấp thuốc cho bé.
  • Quan trọng là không để cho vùng da bị chàm chịu tổn thương nặng hơn nên phải tìm được phản ứng nguyên là điều quan trọng nhất. Các vết chàm thường khô và ngứa nên phải dùng kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi ngoài da dạng kem hoặc nước để giữ độ ẩm cho da.
  • Cách tốt nhất là bôi thuốc sau khi tắm bé tại nhà và trước khi đi ngủ để lúc đó đảm bảo da sạch sẽ hoàn toàn. Chế độ ăn cũng cần phải tuân thủ khi mắc bệnh. Đối với trẻ em, việc điều trị các vết chàm thường khó khăn hơn so với người lớn, vì thế cần phải dùng các thuốc đúng theo đơn của bác sĩ.
  • Tại chỗ chàm rửa bằng nước muối sinh lý, thuốc tím 1%, nước ép hoa quả (dưa gang, bí đao, rau má, lá khế) sau đó ta dùng một trong các loại dung dịch màu để chống nhiễm khuẩn và giảm xuất tiết như eosin, milian, nitrat bạc 0,25% -2%.
  • Ngoài ra bạn hãy sử dụng phương pháp dân gian chữa bệnh chàm trẻ sơ sinh bằng tôm :
    • Mua tôm rồi về bóc nõn đem tẩm với nước dừa.
    • Cứ sáng sớm và tối muộn các mẹ lăn vào vùng chàm cho bé, vết chàm sẽ mờ…lâu dần sẽ hết.

Phòng bệnh chàm sữa cho bé như thế nào ?

  • Đối với trẻ bú bình nếu có cơ địa chàm thể tạng, nên chọn loại sữa đặc biệt ít dị ứng có bán sẵn ngoài thị trường.
  • Nếu trẻ bú mẹ, nên tránh cho bú bình thêm hoặc chỉ được thêm loại sữa không gây dị ứng.
  • Người mẹ cho con bú cũng cần kiêng các thức ăn gây dị ứng như đậu phộng, đậu nành, cá, tôm cua, sữa bò, và lòng trắng trứng.
  • Ở trẻ có cơ địa chàm thể tạng, việc tập cho ăn các loại thức ăn khác nhau cần thực hiện trễ hơn trẻ bình thường như lúc trẻ được từ 8 đến 12 tháng tuổi mới bắt đầu tập cho ăn lòng trắng trứng (lòng đỏ trứng thì vẫn nên ăn chín đến 1 tuổi), cá, tôm, cửa, đậu phộng, một số légume, một số trái cây, bột gạo và bột năng.
  • Trẻ chỉ nên có ít đồ chơi loại thú nhồi bông và nên giặt các đồ chơi này thường xuyên.
  • Tránh mặc các loại quần áo bằng len nên mặc các loại vải coton mềm. Mẹ nhớ gỡ các marque nằm sau cổ áo để tránh kích thích da. Quần áo mới nên giặt trước khi mặc
  • Khi tắm bé nên dùng các loại xà phòng có chứa kem làm mềm da, loại không chứa mùi thơm và bạn thường xuyên tắm bé tại nhà giúp bé luôn sạch sẽ cắt móng chân móng tay cho bé. Sau khi tắm nên dùng thêm kem làm mềm da.
  • Phòng ở cần thoáng, sáng và dễ lau dọn, tránh sử dụng thảm. Nên vệ sinh phòng ở 1 năm ít nhất 2 lần bằng cách dùng loại thuốc xịt diệt các loại ve, mạc, chấy, rận.
  • Không dùng nệm bằng len, tránh dùng gối bằng lông gà, vịt. Nên dùng drap giường bằng coton, các tấm trải, bao gối và màn dễ giặt, các đồ chơi hoặc đồ trang trí loại không bắt bụi.
  • Không tiếp xúc với chó, mèo, thỏ …

Từ khóa:

  • cách chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh
  • hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh
  • chữa chàm sữa bằng dầu dừa
  • chàm sữa có chữa khỏi không
  • trẻ sơ sinh bị chàm bôi thuốc gì
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close