Nuôi con

Phụ nữ sau sinh nên ăn gì và kiêng gì?

Phụ nữ sau sinh nên ăn: thịt bò nạt, rau mồng tơi, rau đay, khoai lang, rau ngót, đu đủ, gạo lức để có nhiều sữa nhưng cần kiêng ăn các loại thức ăn cay nóng, bông cải xanh, tỏi, đậu phọng, các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao & trà, rượu, cafe.

Ăn gì sau khi sinh để có nhiều sữa?

Thịt nạc, rau mồng tơi, đu đủ… không những giúp mẹ nhiều sữa mà còn khiến cơ thể nhanh phục hồi sau sinh.

Quan niệm kiêng cữ được cha ông truyền lại từ xưa. Tuy nhiên, với một số trường hợp kiêng cữ là đúng như ăn mặc kín đáo, hạn chế ăn đồ muối, đồ sống nhưng việc kiêng một số thực phẩm giàu dinh dưỡng là không nên và không cần thiết. Bởi quá kiêng cữ sẽ làm cho cơ thể người mẹ suy nhược, không đủ yêu cầu sản sinh nguồn sữa cho con.

sau-sinh-nen-an-gi

Nhiều chị em còn kiêng ăn uống vì sợ béo, không thể giảm cân sau sinh, việc làm này có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa mẹ và khiến cơ thể mẹ thiếu chất, khó phục hồi. Lời khuyên của các chuyên gia là sản phụ nên ăn uống đầy đủ, và để có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo. Dưới đây là 12 thực phẩm cực tốt cho phụ nữ sau sinh.

  • Sữa nóng: Sau khi sinh xong, một cốc sữa nóng là điều thực sự cần thiết giúp các bà mẹ nhanh chóng hồi lại sức. Đặc biệt uống sữa nóng thời điểm này giúp người mẹ về sữa nhanh mà lại đặc. Trong thời kỳ cho con bú, sản phụ cũng nên uống sữa nóng đều đặn, điều đó rất có lợi cho sức khỏe và bình phục nhanh.
  • Thịt bò nạc: Thịt bò nạc là lựa chọn hàng đầu bởi không chỉ cung cấp đầy đủ năng lượng mà còn giàu chất sắt. Một khi chất sắt trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra, khi nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cần ăn thực phẩm giàu chất đạm và vitamin B12. Thịt bò là nguồn cung cấp hai chất dinh dưỡng này tuyệt vời nhất.
  • Cà chua: Cà chua chứa rất nhiều chất xơ, vitamin C, E, K, B1, B6, B2, B3, chất sắt, mangan, kali và rất nhiều chất khác có lợi cho sức khỏe. Vì vậy phụ nữ đang trong thời gian cho con bú nên ăn càng nhiều cà chua càng tốt để tăng lượng lycopene trong sữa mẹ.
  • Rau mồng tơi: Đây là loại rau khá phổ biến ở nước ta. Rau mồng tơi có vị ngọt, nhạt, nhớt, tính mát. Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ có nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên rất tốt cho phụ nữ mới sinh.
  • Rau khoai lang: Với vị ngọt thơm, không độc, tính mát, luộc hoặc xào rau khoai lang ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng, vừa lợi sữa. Đây là thực phẩm mà các bà mẹ nên chọn để đảm bảo tốt tiêu hóa, cũng như sức khỏe cho con.
  • Rau đay: Với sản phụ tuần đầu tiên sau sinh nên ăn 150-200 g rau đay vào những bữa chính hàng ngày. Các tuần sau, mỗi tuần ăn 2 lần từ 200-250 g sẽ rất có tác dụng tăng lượng sữa và lượng chất béo trong sữa. Các mẹ có thể dùng rau đay để nấu canh, rất dễ ăn và đặc biệt đây là loại rau phổ biến trong mùa hè nên rất dễ kiếm.
  • Đu đủ xanh: Đu đủ chứa nhiều protein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E… Đu đủ xanh hầm với móng giò là món ăn được lưu truyền và sử dụng rộng rãi trong dân gian, món ăn này không những giúp lợi sữa mà còn giúp trị chứng sữa loãng.
  • Quả sung: Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy cứ trong 100g quả sung có chứa 1g protein, chất béo 0,4g, đường 12,6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0,4mg, caroten 0,05mg, dẫn xuất không protein 12,3g, khoáng toàn phần 3,1g. Quả và lá non rất tốt cho sản phụ, có thể ăn sung muối, luộc hoặc nấu canh, nấu cháo… Vì thế, quả sung cũng là một loại thực phẩm rất tốt cho sản phụ.
  • Rau thì là: Đây là loại thảo dược nổi tiếng với hiệu quả tăng nguồn sữa. Trong thì là có chứa các hợp chất như anethole, dianethole và photoanethole. Theo một nghiên cứu, các hợp chất này có thể kích thích sự sản xuất estrogen và prolactin – cần thiết để sản xuất sữa mẹ. Cây thì là có thể ăn sống hoặc nấu chín, ví dụ, luộc, hấp, xào trong bơ và sau đó nấu trong một chút nước.
  • Các loại trái cây tươi: Trong những trái cây chín luôn có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Đây là sự lựa chọn tuyệt vời để đáp ứng những nhu cầu của phụ nữ mới sinh. Những loại trái cây chín mọng ngon lành này chứa đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe và sẽ cung cấp đầy đủ carbohydrate, giúp bạn duy trì năng lượng.
  • Rau ngót: Lá rau ngót có giá trị dinh dưỡng tốt, như protein, canxi, chất béo, phốt pho, sắt, vitamin A, B, và C. Lá rau ngót cũng có tác dụng khơi thông dòng sữa của người mẹ mới sinh, chữa vết loét, hạ sốt, và sót nhau, máu bẩn sau khi sinh…
  • Gạo lứt: Những phụ nữ có ý định giảm cân sau khi sinh thì gạo lứt được coi là một thần dược. Bởi vì quá trình giảm cân quá nhanh dẫn đến cơ thể của bạn sản xuất không đủ sữa cho con của bạn và làm cho bạn cảm giác mệt mỏi và chậm chạp. Tốt nhất là nên kết hợp việc ăn kiêng một cách lành mạnh như sử dụng gạo lứt trong thực đơn ăn kiêng để giữ năng lượng của bạn ở mức cao. Và thực phẩm như gạo lứt cung cấp cho cơ thể bạn đủ lượng calories cần thiết để sản suất sữa tốt nhất cho em bé.

Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì?

Sau sinh cần kiêng các đồ ăn cay

Một số bà mẹ có thói quen nêm nếm đủ loại da vị màu sắc vào trong bữa ăn của mình, do đó những nguyên liệu như ớt, hạt tiêu dường như không thể thiếu. Tuy nhiên, việc mẹ thường xuyên ăn những thực phẩm cay sẽ không có lợi cho cả mẹ lẫn bé trong giai đoạn này. Bởi một số mẹ cho con bú mà ăn cay có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề, bé có thể bị táo bón, đau bụng hoặc cáu gắt. Chính vì vậy, vì sức khỏe của trẻ, mẹ nên hạn chế ăn những loại gia vị cay nóng này.

Bông cải xanh (Súp lơ)

Các chuyên gia tư vấn về việc cho con bú sữa mẹ thường khuyên các bà mẹ nên hạn chế ăn súp lơ xanh, súp lơ trắng vì chúng rất dễ khiến trẻ bị kích thích, dễ cáu kỉnh và đầy hơi, đi ngoài. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến khác nhau trước vấn đề mẹ cho con bú mà ăn súp lơ sẽ mất sữa. span style=’font-size: 12px;’>Vì thế, nếu nghi ngờ bông cải xanh là “thủ phạm”, mẹ hãy ngừng ăn món này vài ngày để theo dõi triệu chứng của bé xem có tiến triển tốt hơn không. Mẹ cũng lưu ý là không nên ăn sống vì có thể khiến tình trạng đầy hơi của bé trầm trọng hơn.

Tỏi

Nếu mẹ cho con bú ăn tỏi, mùi tỏi sẽ tồn tại trong sữa mẹ rất lâu, thậm chí kéo dài tới 2 giờ sau khi ăn. Một số trẻ sơ sinh nhạy cảm có thể thấy khó chịu, nhăn mặt thậm chí là bỏ bú nếu phát hiện mùi vị khó chịu trong sữa.

Lạc 

Nếu bản thân người mẹ hoặc bất cứ ai trong gia đình có tiền sử về dị ứng lạc, mẹ nên hạn chế việc đưa loại thực phẩm này vào thực đơn ăn uống hằng ngày của gia đình. Vì nếu trẻ bị dị ứng lạc từ sữa mẹ, con sẽ bị chàm, phát ban hoặc thở khò khè.

Lúa mì

Nếu mẹ lỡ ăn một chiếc bánh sandwich hoặc pate trong quá trình cho con bú mà bé có những triệu chứng như quấy khóc, đau bụng, đi ngoài ra máu thì điều đó chứng tỏ trẻ bị dị ứng với lúa mì. Vì thế mẹ hãy ngừng ăn các loại thực phẩm này để kiểm tra xem có phải bé bị dị ứng với chúng không nhé. Nếu các triệu chứng của bé được cải thiện hoặc hoàn toàn biến mất, có thể mẹ cần phải tránh tiêu thụ thực phẩm từ lúa mì.

Các sản phẩm từ sữa

Nếu mẹ lỡ ăn một chiếc bánh sandwich hoặc pate trong quá trình cho con bú mà bé có những triệu chứng như quấy khóc, đau bụng, đi ngoài ra máu thì điều đó chứng tỏ trẻ bị dị ứng với lúa mì. Vì thế mẹ hãy ngừng ăn các loại thực phẩm này để kiểm tra xem có phải bé bị dị ứng với chúng không nhé. Nếu các triệu chứng của bé được cải thiện hoặc hoàn toàn biến mất, có thể mẹ cần phải tránh tiêu thụ thực phẩm từ lúa mì.

sau-sinh-kieng-gi

Các sản phẩm từ bắp

Dị ứng ngô rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Một số thành phần trong ngô có thể xâm nhập vào sữa mẹ và khiến bé bị đau bụng, nổi mẩn hoặc khóc không ngừng. Do đó, mẹ đang cho con bú nên hạn chế ăn ngô

Hải sản có vỏ cứng

Theo các bác sĩ chuyên gia, trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng với những đồ hải sản có vỏ cứng. Bởi hải sản lạnh và tanh có thể khiến bé bị đau bụng. Trong thời gian cho con bú, mẹ nên hạn chế ăn hải sản, nếu có ăn hãy tìm hiểu trước xem trong gia đình mình có ai bị dị ứng hay không.

Trứng

Dị ứng với trứng (thường là do nhạy cảm với lòng trắng trứng) khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhưng vì trứng có mặt trong hầu hết mọi loại thức ăn, từ bánh mì đến bim bim cho đến cả kem, nên việc xác định có thể rất khó khăn. Cách để các bà mẹ đang cho con bú có thể áp dụng là loại trừ tất cả các thực phẩm dễ gây dị ứng nhất ra khỏi thực đơn.

Các loại cá có thủy ngân cao

Cá không khiến bé khó chịu, quấy khóc hay chướng bụng, nhưng thủy ngân vốn có trong cá có thể nhiễm vào bầu sữa của mẹ. Theo khuyến cáo của FDA, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần. Năm loại cá thông dụng ít có thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá pô-lắc (cá minh thái) và cá da trơn. Các loại cá mẹ nên tránh ăn khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình.

Trà bạc hà

Trà bạc hà cũng là một trong các thủ phạm hạn chế nguồn sữa cho con bú của mẹ bởi trong loại cây này có một số thành phần làm giảm lượng sữa của mẹ. Vì thế nếu mẹ đang cho con bú thì hãy hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa bạc hà, hãy thay thế một tách trà bạc hà bằng một tách trà hoa cúc.

Rau mùi tây

Cũng giống như bạc hà, rau mùi tây có thể khiến mẹ bị giảm lượng sữa nếu ăn quá nhiều. Vì thế, để đảm bảo đủ sữa cho con bú, mẹ nên hạn chế sử dụng thực phẩm này.

Các loại nước uống không nên uống sau khi sinh

  • Cà phê: Trong thời điểm cho con bú, mẹ uống cà phê (soda hoặc trà) thì sẽ có một lượng nhỏ caffein kết tụ lại trong sữa mẹ, 1 tách cà phê thường chứa 135mg caffeine. Trẻ sơ sinh không có khả năng bài tiết chất caffeine một cách nhanh chóng và hiệu quả như người lớn nên rất dễ bị kích ứng, cáu kỉnh, và mất ngủ. Để tránh tình trạng này, mẹ nên cắt giảm lượng cà phê, nếu được thì nên hạn chế hoàn toàn trong giai đoạn này. Nễu trường hợp mẹ không thể ‘cai’ được, thì hãy nhớ chỉ uống ngay sau khi bé bú xong, để lần bú tiếp theo caffeine sẽ chỉ còn trong máu mẹ.
  • Rượu: Rượu là một trong các thức uống dễ gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ tiết ra. Theo các chuyên gia, việc mẹ nhâm nhi một chút rượu vang vào bữa tối thì không cần phải lo lắng bởi một ly nhỏ rượu không gây ra quá nhiều nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu mẹ có thói quen uống rượu, đặc biệt là các loại rượu mạnh như vodka, mẹ sẽ khiến con buồn ngủ, suy nhược, tăng cân bất thường. Chính vì vậy, các mẹ nên loại bỏ ngay ý nghĩ dùng rượu như một thức uống giải stress, hãy nghĩ đến lợi ích của con rồi đưa ra một quyết định đúng đắn.

Thực đơn giảm cân sau sinh mà vẫn đủ sữa cho con

Thực đơn giảm cân sau sinh 1

  • Bữa sáng:1 bát cơm hoặc xôi đậu xanh (80g gạo + 20g đậu xanh). 50 gam ruốc thịt lợn nạc. Sữa đậu nành ít đường 1 cốc (sữa 200ml, đường 1 muỗng cà phê đầy 10g)
  • Bữa trưa: Cơm 2 bát rưỡi (150g gạo). Cá kho gừng. Dưa chuột 1 trái (200g). Canh mồng tơi nấu tôm (rau 100g, tôm 5g)
  • Bữa tối: Cơm 2 bát (120g gạo). Đậu phụ nhồi thịt sốt cà (đậu phụ 150g, thịt nạc băm 20g, cà chua một quả 50g) . Canh rau ngót nấu thịt nạc băm (rau ngót 100g, thịt nạc băm 10g). 1 quả lê hoặc táo tây.

Thực đơn giảm cân sau sinh 2

  • Bữa sáng: Cháo thịt gà 1 chén (gạo 20g, gà nạc 20g, hành ngò). Giá 1 nắm 30g.
  • Bữa trưa: Cơm 0.5 chén (30g gạo).Cá thu bỏ lò (1 khứa nhỏ 100g, dầu ăn 3g). Càng cua trộn dầu giấm (càng cua 100g, dầu ăn 3g). Canh bầu nấu nghêu (bầu 200g, nghêu thịt 20g).
  • Bữa chiều: Tàu hũ trắng 1 miếng nhỏ 100g chấm muối tiêu, rau răm. Xa lát cà chua, dưa leo, hành tây, rau 200g, dầu ăn 3g, đường 2g. Cam 1 trái trung bình 100g. Sương sáo không đường 1 ly.

Thực đơn giảm cân 3 ngày cho phụ nữ sau sinh

Giảm cân là điều mà mọi phụ nữ sau khi sinh đều quan tâm đến. Nhưng không phải vì đang trong thời kỳ cho con bú mà bạn trì hoãn lại quá trình giảm cân của mình. Thực đơn giảm cân 3 ngày cho phụ nữ sau sinh sẽ hướng dẫn bạn cách giảm cân nhanh an toàn, hiệu quả.

Thực đơn giảm cân 3 ngày cho phụ nữ sau sinh tuy không nên sử dụng nhiều lần, nhưng các mẹ có thể phối hợp thực đơn giảm cân này với các phương pháp giảm cân khác để mang về hiệu quả cao và nhanh hơn mà không gây hại đến sức khỏe của mẹ và bé.

Thực đơn giảm cân cho ngày thứ nhất

  • Buối sáng: Một chén cháo thịt nạc bằm, 1 trái táo
  • Buổi trưa : Một dĩa sa lát hoa quả trộn, 1 bát cơm với cá hấp
  • Buổi tối : Một ly nước ép dưa hấu, một chén súp thịt cua

Thực đơn giảm cân cho ngày thứ hai

  • Buổi sáng : Một dĩa hoa quả và 2 trái trứng luộc, một cốc nước lọc
  • Buổi trưa : Một đĩa sa lát rau tươi trộn, một chén cơm thịt bò
  • Buổi tối : Các loại rau tươi tuỳ ý, hai trái táo và một chén cháo bí đỏ

Thực đơn giảm cân cho ngày thứ ba

  • Buổi sáng : Một đĩa hoa quả trộn, một chén canh rau xanh
  • Buổi trưa : Một đĩa sa lát rau tươi, một cốc nước lọc, một chén cơm thịt gà
  • Buổi tối : Một bát canh và một chén súp

Lưu ý khi dùng thực đơn giảm cân 3 ngày cho phụ nữ sau sinh, trong vòng 3 ngày, chỉ nên ăn thức ăn chủ yếu là rau tươi hoặc hoa quả, ngoài ra vẫn không quên cung cấp dinh dưỡng bằng các món ăn từ thịt, trứng, cá ít dầu mỡ. Trong vòng một tháng chỉ có thể tiến hành thực đơn giảm cân 3 ngày cho phụ nữ sau sinh này một tuần. Nếu thực hiện đúng, bạn sẽ có một thân hình cân đối như mong muốn.

Danh sách các món mẹ nên ăn và kiêng ăn sau sinh mổ bên trên chỉ mang tính chất tham khảo, tương đối. Tùy khẩu vị của từng mẹ mà các mẹ có thể bổ sung, đưa thêm vào thực đơn những món mình thích, giàu vitamin, chất xơ giúp thanh lọc cơ thể, mát, từ đó sẽ sản sinh ra nhiều sữa cho bé bú.

tu khoa

  • thuc don giup me bau sau sinh du sua cho con
  • phu nu sau sinh nen an gi tot cho thai nhi
  • an gi sau sinh co du sua
  • sau sinh khong nen an hoa qua gi
  • phụ nữ sau sinh nên ăn hoa quả gì
  • phụ nữ sau sinh có nên ăn sữa chua
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close