40 tuần thaiMang thai

Bà bầu ăn gì vào con ít vào mẹ?

Cách ăn uống vào con không vào mẹ: uống nhiều nước, ăn đủ chất: thịt, cá, rau, hoa quả, trứng, sữa mỗi bửa ăn, ăn kỉ nhai chậm và đặc biệt là chú trọng vào buổi sáng dinh dưỡng.

Ăn gì vào con không vào mẹ?

Bỏ ngay suy nghĩ ăn cho cả con

Tâm lý đám đông thường khiến mẹ bầu ăn nhiều gấp đôi vì tưởng là tốt cho cả con. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc ăn nhiều chưa chắc đã là việc làm tốt cho thai nhi, vì trong từng giai đoạn mang thai, em bé sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau để phát triển. Mỗi lần một chút sẽ khiến cân nặng bạn tăng nhanh  không ngờ đấy.

Uống đủ nước

Uống nước đầy đủ không chỉ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru hơn mà đôi khi còn là biện pháp cứu cánh cho cơn đói làm phiền mẹ bầu, ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn.

Ăn sáng đủ chất

Đây tưởng như là một thói quen hiển nhiên nhưng có rất nhiều mẹ bầu bận rộn với công việc mà không thường xuyên ăn sáng. Bỏ bữa sẽ khiến mẹ và em bé không đủ năng lượng làm việc cả ngày dài sau 6-8 tiếng ngủ vào buổi tối. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, ủ rũ, ăn nhiều hơn vào bữa sau, dẫn đến nguy cơ tăng cân rất nhanh.

Ăn nhiều bữa nhưng không có nghĩa là tăng đồ ăn vặt

Hiện tượng buồn nôn, ốm nghén, khó tiêu hóa khi mang thai có thể làm cho bạn không thể tập trung vào ăn ba bữa chính như bình thường. Vì vậy, chị em nên chia nhỏ thành 5-7 bữa ăn. Việc này giúp bạn nạp đủ calo và chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và con, đồng thời làm ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tích mỡ thừa, bớt
ốm nghén cho chị em.
an-gi-vao-con-khong-vao-me
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn sẽ tăng số lượng đồ ăn vặt lên. Trong các thức ăn nhanh chứa rất nhiều đường, cholesterol làm cân nặng mẹ bầu tăng vù vù mà lại chẳng bổ sung được tí calo nào cho cơ thể. Thay vào đó, các mẹ có thể lưu ý uống các loại sinh tố hoa quả có nhiều chất dinh dưỡng để tốt cho em bé.

Tạo dựng thói quen ăn chậm nhai kỹ

Khi mang thai, cơ thể cần nạp 2500 calories/ngày. Do những thay đổi hocmon trong giai đoạn thai kỳ khiến phụ nữ có cảm giác nhanh đói hơn. Vì vậy, chị em nên thay đổi thói quen ăn uống của mình. Thay vì ăn nhanh, vừa ăn vừa xem TV, bạn nên ngồi ăn ở nơi yên tĩnh, ăn những món mình yêu thích, ăn chậm nhai kỹ để dạ dày có cảm giác nhanh no. Thói quen này còn kiềm chế bạn ăn nhiều hơn, tạo cảm giác ngon miệng trong suốt bữa ăn.

Duy trì thói quen luyện tập

Theo các nhà khoa học, duy trì thói quen tập luyện không chỉ giúp mẹ bầu ngủ ngon, giảm các triệu chứng ốm nghén khó chịu mà còn giúp mẹ bầu ngủ ngon và nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh.
Tập những bài tập luyện nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… thường xuyên giúp mẹ bầu tăng năng lượng, cải thiện hơi thở, tránh tăng cân quá nhanh.

Thực đơn cho bà bầu vừa đủ dinh dưỡng vừa không bị tăng cân

Cần có chế độ ăn uống khoa học để đáp ứng đủ tiêu chuẩn 1 ngày: phải ăn đủ 3 bữa chính kèm sữa tươi, trái cây, rau củ quả và không quên uống thuốc bổ sung (sắt, canxi, axit folic, vitamin theo chỉ dẫn bác sĩ). Cụ thể các đồ ăn trong ngày cho bà bầu như sau:

  • Tinh bột: Ngày ăn 2-3 bát cơm, buổi sáng thì thường ăn bánh mì hoặc khoai lang, yến mạch hoặc gạo lức thôi. Các mẹ bầu nhớ đừng ưu tiên ăn quá nhiều tinh bột, chỉ béo mẹ thôi.
  • Thịt: Muốn đủ sắt và con tăng cân đều thì nên ăn thịt bò. Ngoài ra, ăn thêm thịt lợn, thịt gà. Chị em cũng đừng bỏ qua hải sản như ngao, cua, ghẹ, trai, ốc hến, trùng trục, ghẹ vv… vì chúng rất giàu canxi. Hoặc ăn thêm loại cá nhỏ ăn được cả xương hay tôm nhỏ ăn cả vỏ rất tốt cho não thai nhi. Nên ăn luân phiên trong tuần mỗi món 2-3 bữa.
  • Cá: mỗi tuần 2-3 bữa, có thể kho, hấp, luộc, nướng, nấu canh, hoặc nấu cháo. Có thể ăn đa dạng các loại cá: cá chép, trôi, rô phi, cá hồi,… Cá là nguồn thực phẩm rất giàu Omega 3 (hay còn gọi là DHA), một axit béo rất tốt cho não bộ của bé, tăng cường trí thông minh, đồng thời giúp mẹ giảm nguy cơ về dị ứng thức ăn và bệnh eczema cho bé.
  • Rau: Mỗi bữa ăn có đủ rau xanh. Nên ăn những loại rau có màu đậm bởi chúng có chứa axit folic rất tốt cho sự phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi. Nhưng không vì thế mà ta bỏ qua những loại rau củ quả màu đỏ, vàng, tím. Ăn đa dạng luân phiên trong tuần.
  • Hoa quả: Ăn nhiều hoa quả chứa chất xơ và vitamin C rất tốt cho hệ tiêu hóa, tránh nguy cơ bị táo bón, trĩ, và tăng cường hệ miễn dịch cho bé và cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé. Có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các loại nước ép, sinh tố dùng trong các chính và bữa phụ cũng rất tốt như: nước ép cam (mỗi ngày nên uống 1 cốc), chanh leo, dâu tây, bơ, nước mía, nước dừa, nước ép rau xanh (rau bina, rau má,…)và rất nhiều loại sinh tố khác…
  • Trứng: Trứng gà ta rất bổ cho bà bầu nhưng các mẹ cũng không nên ăn nhiều quá nhé. 1 tuần 3-4 quả là đủ.
  • Uống 2-3 ly sữa tươi/ngày sau bữa ăn chính 2 tiếng (tương đương 1 lít sữa tươi, loại không đường để phòng ngừa nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ)
  • Uống đủ 2.5-3 lít nước mỗi ngày đã bao gồm, sữa, canh, súp, và hoa quả rồi nhé.

tu khoa

  • bà bầu nên ăn gì để con thông minh
  • bà bầu ăn gì để dễ sinh
  • sữa tươi không đường tách béo cho bà bầu
  • chế độ ăn vào con không vào mẹ
  • mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh
  • ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close