40 tuần thai

Thai nhi tuần 39 – Mẹ bầu mang thai cần biết, ăn gì,nặng bao nhiêu

Trên thực tế, có ít hơn 5% phụ nữ mang thai thực sự sinh em bé vào đúng ngày dự sinh. Lý do thường là có một số nhầm lẫn về ngày thụ thai, hoặc nhầm lẫn khi tính toán. Hay đơn giản là, một số em bé thích nán lại ở trong bụng mẹ lâu hơn một chút so với các em bé khác.

Phát triển ở bé – Mang thai tuần 39

Bé đang chuẩn bị ra đời!

Bã nhờn giống sáp bao phủ da và tóc được gọi là lông tơ bong ra khi Mẹ mang thai 39 tuần tuổi. Một ít bã nhờn và lông tơ vẫn còn đến lúc sinh.
Bé có kháng thể được truyền từ Mẹ qua nhau thai để chống nhiễm bệnh sau khi chào đời và có nhiều kháng thể hơn khi được bú sữa Mẹ.
Bé có thể nặng khoảng 3,2 – 3,4kg.

Thay đổi của mẹ – Mang thai tuần 39

Khi mang thai tuần thứ 39, cơ thể Mẹ có những chuẩn bị cuối cùng cho “bữa ăn” đầu tiên của bé. Ngực sẽ bắt đầu tiết sữa đặc và hơi vàng. Đây là sữa non. Nó được kết hợp với chất dinh dưỡng và kháng thể để nuôi dưỡng trẻ khi chào đời.
Mẹ sẽ lên cân một ít hoặc không tăng hoặc thậm chí giảm vài trăm gram khi sắp sinh.
Xuất hiện các cơn co thắt tử cung. Co thắt tử cung liên tục là dấu hiệu chuyển dạ.

Thai nhi 39 tuần tuổi - bé cưng háo hức chào đón thế giới
Sự phát triển của thai nhi 39 tuần tuổi

Mẹ cần làm gì – Mang thai tuần 39

Giữ liên lạc chặt chẽ với bác sĩ của Mẹ để luôn có được lời khuyên và sự hỗ trợ. Bác sĩ sẽ cho Mẹ biết về các thủ thuật giục sinh, bao gồm ARM (làm vỡ ối nhân tạo), Gel Prostaglandin (cho gel vào âm đạo), và truyền Syntocinon (truyền chất tổng hợp vào cánh tay). Và mẹ có thể sinh bất cứ lúc nào nên hãy đảm bảo là bác sĩ của mẹ cũng sẵn sàng nhé!

Dinh dưỡng – Mang thai tuần 39

Mẹ cần chú ý duy trì chế độ dinh dưỡng như tuần thứ 38 để cho việc sinh nở trở nên dễ dàng hơn! Đặc biệt, Mẹ nên nghĩ đến giải pháp dinh dưỡng nào để đảm bảo việc nuôi con bằng sữa Mẹ của Mẹ được thuận lợi nhất. Và Mẹ hãy đảm bảo 2 ly Similac Mom Eye-Q plus mỗi ngày ngay cả sau khi sinh Mẹ nhé!

Vận động – Mang thai tuần 39

Mẹ đã biết phương pháp tập luyện để giúp chuẩn bị chuyển dạ?
Vị trí ngồi xổm trong quá trình chuyển dạ có thể giúp mở vùng xương chậu, cho phép đưa bé xuống nhanh hơn. Nhưng ngồi xổm có thể rất mệt cho các cơ trong đùi của Mẹ. Đây là một vài cách luyện tập đơn giản có thể giúp Mẹ sẵn sàng:

Đứng thẳng người, lưng dãn ra, 2 bàn chân cách nhau 45 cm.
Từ từ ngồi chồm hổm xuống thật thấp. Hai bàn tay nắm lấy nhau, dùng 2 cùi chỏ dang 2 đầu gối ra. Cố chịu trọng lượng cơ thể bằng 2 gót chân và các ngón chân.
Giữ khoảng vài phút hoặc càng lâu càng tốt nếu thấy thoải mái. Sau đó chồm tới trước để quì gối hay đứng lên. Nếu cần, hãy nắm lấy 1 vật gì đó chắc chắn, chẳng hạn như 1 cái ghế dựa, 1 ghế đẩu thấp, hoặc song cửa sổ để đỡ cho lưng khi ngồi xổm.
Mẹ cũng có thể lót 1 cái khăn giữa 2 chân hay dựa vào tường.

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close