40 tuần thai

Thai nhi tuần 34 – Mẹ bầu mang thai cần biết, ăn gì,nặng bao nhiêu

Gần đến ngày em bé chào đời, tâm lý chung của các bà mẹ là hầu như không thể tập trung vào những thứ gì khác ngoài việc tưởng tượng xem em bé sẽ như thế nào. Đây là cách mà tạo hóa chuẩn bị tâm lý cho Mẹ để Mẹ bước vào một trong những sự kiện đặc biệt nhất trong đời. À, Mẹ sẽ đặt tên ở nhà của bé là gì?

Phát triển ở bé – Mang thai tuần 34

Em bé có thể cân nặng vào khoảng 2,5kg và dài khoảng 32cm (như chiều dài của một ổ bánh mì) từ đầu tới mông (cộng thêm 13cm cho chiều dài chân).

Lớp bảo vệ trắng sáp (bã nhờn) sẽ dày lên tuần này.
Lớp lông tơ mềm (lông măng) bảo vệ làn da của bé rất hiệu quả trong nhiều tháng trước giờ gần như biến mất.
Móng tay của bé giờ đã mọc đến đầu các ngón tay.
Em bé có thể tăng khoảng 230g một tuần và cân nặng tiếp tục tăng nhanh.

Thay đổi của mẹ – Mang thai tuần 34

Mẹ có thể nhận thấy sự khác biệt trong các triệu chứng thai kỳ lúc này hoặc trong các tuần sắp đến, nhất là khi em bé di chuyển xuống phía khung chậu. Hiện tượng này gọi là sa bụng. Việc sa bụng này có thể lặp lại nhiều lần trước ngày sinh nở, đặc biệt nếu đây là đứa con đầu lòng của Mẹ, hoặc cũng có thể xảy ra ngay vào ngày chuyển dạ.
Mẹ có thể thấy bụng mình xuống thấp và nghiêng hơn về phía trước khi hiện tượng sa bụng xảy ra.
Hiện tượng sa bụng có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng mang thai ở phần trên cơ thể, như là hụt hơi, ợ nóng; tuy nhiên ngược lại Mẹ có thể cảm thấy tăng áp lực ở vùng chậu, hông và bàng quang. Việc này có thể gây khó chịu như việc đi tiểu són hoặc tiểu thường xuyên hơn.
Nếu Mẹ cảm thấy những cơn đau hoặc tê buốt do áp lực trên thần kinh toạ thì triệu chứng này sẽ mất đi khi em bé di chuyển xuống dưới.
Mẹ có thể tiếp tục thấy có triệu chứng phù nề giai đoạn cuối thai kỳ ở chân, mắt cá trong suốt tuần này.

Sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi
Mang thai tuần 34: Bé đã biết nhào lộn

Mẹ cần làm gì – Mang thai tuần 34

Mẹ cần phải nghỉ trưa, nhưng chớ nên ngủ nhiều hơn một tiếng. Ngủ trưa quá nhiều có thể gây ra chứng mất ngủ về đêm, vậy nên hãy cẩn thận với lượng thời gian Mẹ ngủ trưa cho dù Mẹ có mệt đến đâu.

Dinh dưỡng – Mang thai tuần 34

Mẹ có thể tự do ăn những gì mà mình thích bởi đây là thời điểm mẹ cần bồi bổ sức khỏe cho giai đoạn nước rút. Hãy chọn những món giàu đạm, chất xơ, canxi, sắt, vitamin B và C… Các chất xơ trong rau củ quả sẽ giúp mẹ giảm bớt các chứng bệnh táo bón, hạ huyết áp…
Ngoài ra, mẹ cũng có thể dự trữ một ít đồ ăn vặt này trong tủ lạnh, khi nào cảm thấy đói thì hâm nóng chúng lên và có thể ăn ngay.

Vận động – Mang thai tuần 34

Mẹ hãy luyện tập bây giờ để chuẩn bị chuyển dạ về sau:
Trong tuần lễ mang thai thứ 34, một vài cơ bắp của cơ thể Mẹ sẽ tự “luyện tập” để chuẩn bị cho việc sinh nở sắp đến. Mẹ có thể làm gì?

Các Bài tập Kegel: giúp tăng cường sức chịu của xương chậu. Nó cũng giúp giảm thiểu hiện tượng rò rỉ nước tiểu và các trường hợp sưng tĩnh mạch cơ vòng hậu môn.
Động tác nghiêng vùng chậu giúp tăng cường cơ bụng và khả năng mềm dẻo khi sinh con, Nó cũng giúp giảm nhẹ các cơn đau lưng.
Động tác ngồi tréo chân: làm kéo giãn và tăng cường cơ lưng, đùi, và giúp các khớp của xương chậu uyển chuyển hơn cho việc sinh con dễ dàng. Nó cũng giúp cải thiện sự lưu thông máu huyết đến các vùng thân dưới của Mẹ. Hãy thử:
Ngồi trên sàn để lưng thẳng (hoặc tựa lưng vào tường, nếu Mẹ cảm thấy cần dựa).
Đầu gối gập về hai bên, khép hai lòng bàn chân với nhau, và kéo các gót chân về phía vùng háng
Để cho hai đầu gối từ từ hạ xuống mỗi bên cho đến khi Mẹ cảm giác sức căng ở phía đùi trong. Mẹ cẩn thận đừng để ngã bật ra nhé.

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close