40 tuần thai
Thai nhi 4 tuần tuổi và những điều mẹ cần phải biết
Em bé của bạn đã được 4 tuần tuổi rồi, bạn đang lo lắng không biết liệu bé đã phát triển thế nào và nên làm những việc gì để tốt nhất cho thai nhỉ? Cùng tìm hiểu ngay tất tần tật những gì về thai nhi 4 tuần tuổi qua bài viết này nhé!
Thai nhi của bạn 4 tuần, bạn bắt đầu cảm nhận rõ những dấu hiệu thay đổi trong cơ thể. Bạn muốn biết thai nhi 4 tuần phát triển ra sao? Cách chăm sóc mẹ bầu trong giai đoạn này như thế nào? Hãy cũng tìm hiểu để các mẹ bầu nắm được sự phát triển của thai nhi để có thể chăm sóc bé cưng của mình thật tốt.
Những thay đổi của thai nhi khi được 4 tuần
4 tuần, thai nhi chỉ mới bắt đầu là phôi thai nhỏ bằng hạt mè với kích thước khoảng 4-5 mm. Lúc này phôi thai gồm 3 lớp đang tăng trưởng mãnh liệt:
Lớp bên trong là nội bì sẽ phát triển thành phổi, gan, ruột, tuyến tụy và hệ thống tiết niệu thô sơ. Lúc này nhau thai và dây rốn có nhiệm vụ cung cấp oxy cho bé đã bắt đầu hoạt động.
Lớp giữa được gọi là trung bì sẽ phát triển thành cơ, xương sụn, và các mô dưới da. Tim bé đã bắt đầu hình thành các vách ngăn, bắt đầu có nhịp đập và thực hiện nhiệm vụ bơm máu nuôi cơ thể non nớt của con.
Lớp ngoài cùng là ngoại bì sẽ phát triển thành cơ và các hệ thống như da, tóc, mắt, tuyến vú, mồ hôi và hệ thống thần kinh.
Thay đổi cơ thể mẹ khi thai được 4 tuần
Ở tuần này cơ thể của mẹ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu là mà mẹ cần phải thích nghi, điển hình như:
- Ngực trở nên đau, núm vú sưng, căng cứng. Đặc biệt kích thước ngực tăng lên nhanh chóng, đầu vú trở nên xạm đen đi.
- Dịch âm đạo của mẹ cũng tiết ra nhiều hơn, thường có màu trắng đục hoặc vàng. Nếu dịch âm đạo của bạn tiết ra nhiều, có mùi hôi, gây ngứa ngáy, có màu vàng sẫm hoặc xanh thì bạn nên đi bác sĩ kiểm tra phòng ngừa bị nhiễm nấm âm đạo.
- Cảm giác mệt mỏi bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, bạn sẽ nhạy cảm với mùi và thường xuyên đi tiểu nhiều lần trong ngày.
- Nếu sớm thì tuần này một số mẹ đã xuất hiện dấu hiệu buồn nôn hoặc chậm lắm là ở tuần tiếp theo.
- Miệng có vị kim loại. Cảm giác thèm ăn xuất hiện tăng dần, mẹ nhìn món gì cũng muốn ăn hoặc thèm những món ăn lạ mà trước đây mẹ chưa bao giờ nghĩ đến.
- Tuyến nước bọt sản sinh ra nước bọt nhiều hơn và đôi khi mẹ sẽ phải nuốt nước bọt không ngừng nghỉ.
- Cảm xúc và tâm trạng thay đổi thất thường, mẹ sẽ hay cáu gắt khó chịu.
Các mẹ bầu nên làm gì trong tuần này?
Ngực đau là dấu hiệu rõ nhất, thế nên các mẹ bầu nên thay đổi áo ngực, chọn size lớn hơn loại áo mềm hơn, không chứ gọng sắt để tạo cảm giác thoải mái, không gò bó.
Nên đi thăm khám bác sĩ để có những bài tập vận động phù hợp và những chế độ ăn uống hợp lý để thai nhi được phát triển tốt nhất.
Trên đây là những chia sẻ hữu ích về thai nhi tuần thứ 4.Các bà mẹ nên tìm hiểu và trang bị kiến thức sẵn sàng để bé yêu được lớn lên an toàn và khỏe mạnh trong những năm tháng sắp tới trong bụng mẹ.