Bệnh lý
Người lớn bao lâu tẩy giun 1 lần?
Tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần với các loại thuốc tẩy giun thông dụng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, trước hoặc sau bửa ăn đều được mà không phải kiêng cử gì.
Vì sao phải tẩy giun định kỳ?
Giun loài ký sinh trùng khi cư trú lâu trong cơ thể không chỉ đơn giản là hút mất các chất dinh dưỡng, vitamin, protein, sắt… khiến cơ thể suy nhược, thiếu máu, thiếu sắt, ảnh hưởng trực tiếp đến chuyện học tập và làm việc, mà còn là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm như viêm loét ruột, viêm đường mật, tắc ruột, viêm tụy cấp…
Khi “ăn bám” trong đường ruột, giun không chỉ hấp thụ một phần thức ăn mà còn thải ra các chất độ,c dẫn đến các biểu hiện bệnh lý như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, dị ứng… khiến người nhiễm giun thường khó chịu và ăn không ngon. Đặc biệt, nếu người phụ nữ bị nhiễm giun trong thời kỳ mang thai, thai nhi sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển…
Sự xâm nhập của giun cũng làm suy yếu khả năng đề kháng của cơ thể, mở đường cho vi khuẩn xâm nhập. Đặc biệt một số loại giun như giun đũa, giun tóc không ở yên một chỗ, mà ấu trùng của chúng thường xuyên di chuyển lạc chỗ trong cơ thể, đến các cơ quan bộ phận khác ngoài đường tiêu hóa gây viêm nhiễm.
Thuốc tẩy giun nào tốt?
Hiện trên thị trường có hai loại thuốc tẩy giun thông dụng: mebendazol và albendazol, trong đó mebendazol là hoạt chất thuộc nhóm chống giun sán phổ rộng, sử dụng đơn liều (không phụ thuộc vào cân nặng của người dùng), dùng trong điều trị nhiễm giun phổ rộng (tiêu diệt được nhiều loại giun cùng lúc). Loại thuốc này có hiệu quả cao và ít tác dụng phụ nên phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Theo tiến sĩ Bác sĩ Lê Văn Nhân, Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP HCM, mebendazol có cơ chế tác dụng là làm tê liệt hoặc làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của giun, khiến giun tự chết đi và tự phân giải theo đường phân.
Trong số ba dạng thù hình của mebendazol là polymorph A, B và C, thì polymorph C được giới y khoa đánh giá là có hoạt tính tẩy giun cao nhất, ít độc tính nên an toàn khi sử dụng, giúp hạn chế các tác dụng phụ cũng như những biến chứng do thuốc tẩy giun. Chính vì lý do đó, việc nhà sản xuất nghiên cứu và sử dụng mebendazol loại polymorph C để sản xuất thuốc tẩy giun nhằm mang lại hiệu quả và an toàn cao cho người sử dụng.
LD50 là chữ viết tắt của liều gây độc trung bình, LD50 càng cao thì sẽ càng ít gây độc tính. Nguồn: Rodriguez-Caabeiro F. et al, Chemotherapy 1987; 33(4):266-71.
Bao nhiêu lâu tẩy giun 1 lần?
- Tẩy giun định kỳ: theo khuyến cáo của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, bạn nên tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần, bởi sau khoảng thời gian này, cơ thể có thể tái nhiễm giun trở lại. Riêng với các vùng sâu vùng xa nơi có tỷ lệ nhiễm giun cao, điều kiện vệ sinh kém, có thể tẩy giun mỗi 4 tháng để đạt hiệu quả cao nhất.
- Tẩy giun cho cả gia đình và nhà trường: không nên chỉ tẩy giun cho trẻ nhỏ hoặc một thành viên nào đó trong gia đình, cần tẩy giun định kỳ cho cả nhà, cả trường vì người bệnh có thể vô tình gây tái nhiễm giun cho các thành viên khác qua đường ăn uống, qua da hoặc không khí khi tiếp xúc trực tiếp với người mang mầm bệnh.
Có thể uống thuốc tẩy giun vào bất cứ thời điểm nào trong ngày: với thuốc tẩy giun mebendazol dạng polymorph C, khi uống thuốc không phải nhịn ăn hoặc dùng thuốc sổ như một số loại thuốc trị giun cũ và có thể uống thuốc khi bụng đói hoặc no đều được.
tu khoa
- uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không
- uống thuốc tẩy giun có phải kiêng gì không
- fugacar diệt trừ giun như thế nào
- thuốc tẩy giun fugacar