40 tuần thai

Thai nhi 4 tháng tuổi và những điều mẹ cần phải biết

Thai nhi đến tháng thứ 4, cần ăn gì, kiêng gì, bé đã phát triển tới đâu là những điều mà mẹ bầu nào cũng thắc mắc. Vào tháng thứ 4, cơ thể mẹ đã có những thay đổi rõ rệt về kích thước bụng, cân nặng và những thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Khi bước sang tháng thứ 4, hầu như mẹ nào cũng đã trải qua những cơn đau bụng, đau lưng, đau ngực, buồn nôn. Lúc này, cân nặng của mẹ sẽ tăng vượt bậc và mẹ sẽ bước đầu cảm nhận được những cử động của bé.

Thai nhi phát triển thế nào ở tháng thứ 4?

Mẹ bầu 4 tháng sẽ gặp một vài khó khăn hơn lúc trước vì bây giờ thai nhi phát triển nhanh hơn so với bình thường, trọng lượng của bé sẽ tăng gấp đôi, chiều dài tăng thêm một vài cm.

Trong thời gian này, vành tai của bé đã hình thành rõ nét, kết cấu da cũng phát triển, móng tay móng chân bé bắt đầu mọc, tuy nhiên nang tóc vẫn chưa thực sự hình thành.

Tuần cuối tháng thứ 4, thai nhi bắt đầu phát triển mạnh, bộ xương và dây rốn của bé phát triển mạnh mẽ và dày hơn. Các tuyến mồ hôi có thể sẽ phát triển trong giai đoạn này.

Cơ thể mẹ sẽ thay đổi thế nào?

Khi bước sang tháng thứ 4, bé bắt đầu lớn, bụng nhô lên phía trước khiến bạn cảm thấy khó khan hơn trong việc di chuyển, đôi khi có cảm giác chếnh choáng mất cân bằng. Nên bạn nên mang giày thấp khi di chuyển. Nếu đi lại bằng xe hơi, bạn nhớ mang dây an toàn dưới bụng, quanh phần hông.

Đường lina nigra sẽ đậm nét hơn nhưng sẽ từ mờ dần sau khi sinh nến các mẹ đừng lo lắng. Trong tháng này, bạn sẽ cảm thấy tràn trề năng lượng và chỉ cảm thấy mệt mỏi khi đến cuối thai kì.

Có thể bạn sẽ bị táo bón do tác dụng của progesterone làm chậm hoạt động nhu động ruột của cơ thể. Hãy bắt đầu cho những bài tập xương chậu đầu tiên cho mình.

Mắt khô là hiện tượng hết sức bình thường ở các mẹ bầu trong giai đoạn này. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về loại thuốc nhỏ mắt mà bạn sắp dùng.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu ở tháng thứ 4

Ở giai đoạn này, cơ thể bé sẽ cần rất nhiều dinh dưỡng để phát triển, vì vậy các mẹ nên ăn nhiều loại thức ăn chứa các dưỡng chất sau đây để cung cấp vitamin.

  • Vitamin A: trứng, tôm, cá, sữa, rau ngót, rau dền, rau đay…
  • Vitamin B1: ngũ cốc, bột đậu xanh …
  • Vitamin B2: ngũ cốc toàn phần, các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật
  • Vitamin B6: gan bê, ngô, thịt gà …
  • Vitamin D: dầu gan cá, long đỏ trứng, thịt heo, sữa …
  • Vitamin E: quả mơ, giá đậu, quả đào …

 

 

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close