40 tuần thai

Thai nhi tuần 31 – Mẹ bầu mang thai cần biết, ăn gì,nặng bao nhiêu

Đây là lúc mà những triệu chứng mang thai ở thời kỳ đầu có thể quay lại thăm mẹ, và ngay cả tìm một vị trí thoải mái, phù hợp để mẹ có thể ngủ và thở cũng trở nên khó khăn hơn trước. Mẹ hãy thử ngủ nửa nằm nửa ngồi xem sao, sẽ giúp mẹ vào giấc ngủ dễ hơn một chút!

Phát triển ở bé – Thai nhi 31 tuần tuổi

Cơ thể và bộ não bé tiếp tục tạo ra những liên kết giúp các hệ thống trong cơ thể kết hợp làm việc với nhau như một thể thống nhất. Với hàng tỷ tỷ liên kết não phát triển, bé đã có thể sử dụng tất cả năm giác quan của mình.

Bé nặng hơn 1,4kg và dài 28cm tính từ đỉnh đầu đến chóp mông, khoảng bằng chiều dài của một cây cải bó xôi.
Cơ quan sinh dục của bé tiếp tục phát triển. Ở các bé trai, hai tinh hoàn di chuyển từ thận qua bẹn đến bìu. Ở các bé gái, có thể nhìn thấy âm vật nhưng môi âm hộ vẫn phát triển để che nó.
Phổi bé giờ đây phát triển hơn, nhưng chưa trưởng thành hoàn toàn.

Thay đổi của mẹ – Thai nhi 31 tuần tuổi

Khi mang thai được 31 tuần tuổi, tử cung đang phình to của Mẹ có thể dẫn đến thêm một vài bất tiện trong hoạt động hằng ngày. Hai bầu ngực của Mẹ tiếp tục phát triển to. Phần nhiều trọng lượng tăng này là do các tuyến sữa phát triển và lưu lượng máu tăng.
Nếu Mẹ vẫn chưa có sữa non (thức ăn đầu tiên của các trẻ sơ sinh bú Mẹ), đừng lo lắng, Mẹ sẽ sớm có thôi. Ngay cả khi không hề có sữa non trước khi sinh thì đây cũng là điều bình thường.
Són tiểu khi cười to không phải là chuyện nghiêm trọng! Thử hỏi bất kỳ bà Mẹ mang thai nào và nhiều khả năng họ sẽ đồng ý rằng són tiểu khi ho, hắt hơi hoặc cười có thể là một trong các triệu chứng khó chịu nhất trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Són tiểu do tử cung phình to làm tăng áp lực đè lên bàng quang. Vấn đề này có khả năng sẽ biến mất sau khi sinh.
Cơ hội tốt nhất để làm đẹp. Thật thú vị khi biết rằng cơ hội làm đẹp là một trong những lợi ích tốt nhất của thai kỳ.
Thời điểm để chăm sóc móng? Trong tuần thứ 31 của thai kỳ, Mẹ có thể nhận thấy các móng tay (và móng chân) của mình dài ra rất nhanh.
Tóc mọc nhiều! Mái tóc của bạn có thể dày hơn và đẹp hơn bao giờ hết, đó là nhờ lượng hoóc môn và lượng máu tuần hoàn tăng trong thời gian mang thai.

Mẹ cần làm gì – Thai nhi 31 tuần tuổi

Mẹ có thể bắt đầu lên danh sách những vật dụng mẹ muốn mang theo khi đi sinh rồi đấy! Mẹ có thể dựa theo nhu cầu của mình và tham khảo thêm kinh nghiệm của những bà mẹ khác để chắc chắn mình có được sự thoải mái về tâm lý & được thuận tiện trong sinh hoạt những ngày ở bệnh viện Mẹ nhé!

Tuần thai thứ 31, thai nhi nặng bao nhiêu cân là vừa?
Hình minh họa thai nhi 31 tuần tuổi trong khoang tử cung.

Dinh dưỡng – Thai nhi 31 tuần tuổi

Khi bé phát triển lớn lên, sẽ rất khó để mẹ có thể hoàn tất một bữa ăn với khẩu phần như trước đây. Mẹ hãy chia nhỏ lượng thức ăn hàng ngày thành 5 – 6 bữa nhỏ, trong ngày miễn sao mẹ có các đủ các chất dinh dưỡng từ các nhóm thực phẩm.
Cố gắng lựa chọn thức ăn từ ít nhất hai nhóm thực phẩm cho mỗi lần ăn nhẹ hay bữa ăn nhỏ nhé mẹ ơi!
Mẹ nên luân phiên thay đổi các nhóm thực phẩm để có được các dưỡng chất cần thiết nữa.

Vận động – Thai nhi 31 tuần tuổi

Tập các bài tập Kegel để tăng sức mạnh cho vùng xương chậu. Bài tập này sẽ mất thời gian và yêu cầu sự kiên trì hơn những bài tập trước đó nhưng chắc chắn hiệu quả mà nó mang lại cũng tuyệt vời hơn rất nhiều. Các Mẹ hãy cố gắng tập luyện nhé!

Cấp độ 1: Nín tiểu
Hãy co cơ âm đạo rồi thả lỏng như khi Mẹ đi tiểu rồi nín lại giữa chừng. Hãy lặp đi lặp lại động tác này nhiều lần trong ngày để mang đến hiệu quả tốt nhất.
Trong khi luyện tập, hãy nhớ là không dùng đến các cơ bụng, chân, lưng và mông (sau khi tập, Mẹ cảm thấy mỏi các cơ này thì chứng tỏ chưa tập đúng cách). Mẹ có thể đặt tay lên bụng trong khi tập. Nếu thấy bụng hơi phập phồng là chưa đạt. Khi tập phải thở đều, chậm và sâu.

Cấp độ 2: Tập Kegel với ngón tay
Hãy rửa sạch tay của Mẹ trước khi tập luyện. Hãy luồn một ngón tay vào âm đạo và tìm cách dùng âm đạo kẹp lấy ngón tay. Mẹ sẽ cảm thấy âm đạo co lại. Bài tập này đã nâng cao và khó hơn bài tập trên một chút. Chính vì vậy đừng nản lòng nếu Mẹ không làm được ngay.

Cấp độ 3: Co thắt âm đạo, giữ nguyên 5 giây
Với cấp độ này, Mẹ lần lượt làm theo hướng dẫn như sau:

Co thắt cơ âm đạo một chút, đếm đến 5.
Co thắt thêm chút nữa, đếm đến 5.
Co thắt hết mức có thể, đếm đến 5.
Thả lỏng ngược trở lại, từng nấc một, mỗi nấc đếm đến 5.
Cấp độ 4: Lặp đi lặp lại liên tục nhiều lần
Khi đã đạt được “thành tựu”, Mẹ hãy nâng cấp bài tập và tập luyện ở mức khó hơn như sau:

Co cơ âm đạo 3 giây. Thả lỏng. Lặp lại 10 lần.
Co thắt và thả lỏng càng nhanh càng tốt. Lặp lại 25 lần.
Tưởng tượng Mẹ đang cố hút một vật gì đó vào trong âm đạo. Giữ nó lại trong 3 giây. Thả lỏng. Lặp lại 10 lần.
Tưởng tượng Mẹ đang cố đẩy cái gì đó ra khỏi âm đạo. Giữ 3 giây. Thả lỏng. Lặp lại 10 lần.

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close