40 tuần thai
Thai nhi tuần 13 – Mẹ bầu mang thai cần biết, ăn gì,nặng bao nhiêu
Lúc này, Mẹ đã cảm giác được là mình có thai một cách rõ ràng hơn. Đứng lâu một chút cũng sẽ khiến chân và lưng Mẹ cảm thấy hơi đau. Và một số mẹ đã bắt đầu có sự thay đổi dáng đi của mình so với trước đây để cảm thấy thoải mái hơn trong việc di chuyển vận động thường ngày.
Phát triển ở bé – khi thai nhi 13 tuần tuổi
Vào tuần thứ 13 của thai kỳ, các cơ quan, hệ thần kinh và các cơ của bé đã hình thành và bắt đầu làm việc với nhau. Đây là lúc tập trung vào sự tăng trưởng của bé.
Vào tuần này, bé có chiều dài bằng một quả mận.
Hai mắt và tai đã định hình rõ. Các mí mắt của bé được nối với nhau để bảo vệ đôi mắt đang phát triển.
Các mô – sẽ hóa cứng thành xương – đang phát triển bên trong phần đầu, cánh tay và chân của bé. Lúc này đã có thể nhìn thấy các xương sườn bé xíu.
Bé đã có thể cử động thân mình khi gập hai cánh tay và đạp hai chân, nhưng Mẹ sẽ không cảm nhận được cử động này (thai máy) ít nhất trong vài tuần nữa.
Ngoài ra, dây thanh âm của bé bắt đầu phát triển.
Hệ tuần hoàn của bé giúp thải độc tố khỏi cơ thể.
Khi được 13 tuần tuổi, đầu của bé có thể bằng ½ kích thước thân mình. Có khoảng 25.000 tế bào thần kinh được sản sinh ra mỗi phút. Bé cũng đã có nhiều cử động và các hành vi phản xạ trong bụng mẹ.
Thay đổi của mẹ- khi thai nhi 13 tuần tuổi
Vào tuần thứ 13 của thai kỳ, các triệu chứng ở đầu thai kỳ bắt đầu giảm xuống.
Các hoóc-môn được sản xuất bởi nhau thai, buồng trứng, tuyến thượng thận và tuyến yên giúp bé phát triển cũng như kích thích những thay đổi bên trong các cơ quan của cơ thể Mẹ.
Huyết áp của Mẹ giảm xuống khi hệ tuần hoàn hoạt động nhanh hơn. Tình trạng này tiếp diễn đến tuần thứ 24 của thai kỳ trước khi trở lại mức trước khi mang thai.
Lượng máu cung cấp tăng lên, nhưng hầu hết là huyết tương hoặc dịch chất của máu. Các hồng cầu – mất thời gian lâu hơn để phát triển – sẽ tăng lên vào tuần thứ 20 của thai kỳ. Mẹ có thể nhận thấy mình thở hơi nhanh hơn hoặc khó thở. Đây là hiện tượng bình thường.
Cơ thể Mẹ giảm lượng carbon dioxide (CO2) trong máu để CO2 được vận chuyển nhiều hơn ra khỏi bé. Thể tích không khí để hô hấp và tốc độ hô hấp được điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi này khiến Mẹ hơi bị khó thở.
Mẹ cần làm gì – khi thai nhi 13 tuần tuổi
Khi thai kỳ bước sang tuần thứ 13, Mẹ bắt đầu thật sự cảm thấy mình có thai. Mẹ có thể cảm nhận điều này rõ hơn khi khá khó khăn trong việc mặc quần áo trước đây.
Bước qua tuần này, Mẹ đã có thể thấy thoải mái hơn vì đã lấy lại được năng lượng. Mẹ bắt đầu thấy thích ăn lại như bình thường và mong chờ đến bữa ăn thay vì cảm thấy sợ hãi và buồn nôn như trước đây… Cố gắng có chế độ dinh dưỡng phong phú, cân bằng để giúp cơ thể khỏe mạnh và hỗ trợ tốt cho sự tăng trưởng của bé. Mẹ nhớ là “ăn đúng” sẽ tốt hơn “ăn nhiều” nhé!
Dinh dưỡng – khi thai nhi 13 tuần tuổi
Ở giai đoạn này, bé đang tập trung phát triển cân nặng và chiều dài nên Mẹ cần phải chú ý hơn về chế độ dinh dưỡng Mẹ cần nhớ nước luôn cần thiết cho mẹ. Ngoài ra, Mẹ cần:
Bổ sung đầy đủ protein
Chất xơ
Chất sắt
Canxi (mỗi ngày, Mẹ cần đảm bảo đủ 1.200mg canxi cho cơ thể)
Vận động – khi thai nhi 13 tuần tuổi
Hầu hết đây là lúc các Mẹ cảm thấy cơ thể dần thích nghi với thai kỳ và cảm thấy thoải mái. Các bài tập Yoga tuy đơn giản nhưng sẽ tạo cảm giác thoải mái cho các Mẹ khi bước vào 3 tháng giữa thai kỳ. Mẹ có thể thử tập một số động tác sau đây:
Tư thế quả chuối: Nằm nghiêng về một bên, chân dưới khẽ gập lại, lòng bàn tay dưới xòe rộng và hướng lên trên. Hít vào (đếm từ 1 đến 3), nhấc chân trên, phần thân trên và tay dưới. Thở ra (đếm từ 1 đến 3), hạ chân trên, phần thân trên và tay dưới. Lặp lại 4-6 lần với mỗi bên.
Tư thế lưng mèo giảm đau lưng hiệu quả: gập đầu gối xuống, hai bàn chân dang rộng bằng vai. Sau đó chống 2 tay lên đùi trên, các ngón tay chụm lại còn khuỷu tay ở tư thế cân bằng. Hít vào thật chậm, giữ cho lưng uốn hình cánh cung. Thở ra. Mẹ bầu lặp lại động tác này 4 lần.
Tư thế chống đẩy: Mẹ cần tập trên một tấm thảm êm.