40 tuần thai

Thai nhi tuần 7 – Mẹ bầu mang thai cần biết, ăn gì,nặng bao nhiêu

Mẹ đã chính thức bước vào những tuần giữa của ba tháng đầu thai kỳ.
Có lẽ Mẹ cũng đã quen dần với việc mang thai. Bé 7 tuần tuổi đã bắt đầu “lộ” rõ trong bụng Mẹ và lúc này Mẹ đã bắt đầu cảm nhận được sự xuất hiện của bé.

Phát triển ở bé – khi thai nhi 7 tuần tuổi

Bộ não của bé trở nên phức tạp hơn trong tuần thứ 7 của thai kỳ. Hộp sọ hình tròn và trong suốt bắt đầu hình thành để bảo vệ bộ não. Ống thần kinh đóng kín, hai bán cầu não bắt đầu hình thành.
Vào tuần thứ 7 của thai kỳ, điều thích thú nhất là bé bắt đầu phát triển các đặc điểm thể chất và khuôn mặt:

Em bé lúc này có chiều dài khoảng 0,9cm đến 1,3cm-bằng chiều dài của móng tay ngón út.Cơ thể bé bắt đầu dài ra và cổ của bé thẳng lên
Khuôn mặt của bé định hình rõ hơn miệng, lỗ mũi và lỗ tai bắt đầu xuất hiện.
thủy tinh thể của mắt bắt đầu hình thành và có thể nhìn thấy màu mắt.
Hai cánh tay, vai, bàn tay, chân và bàn chân của bé bắt đầu hình thành. Các ngón tay và ngón chân bé xíu sớm hình thành chỉ một tuần sau đó.

Hình ảnh thai nhi tuần 7
Hình ảnh thai nhi tuần 7 Khuôn mặt của em bé phát triển đáng kinh ngạc. Đốm đen đánh dấu những khu vực mắt và lỗ mũi, một chút miệng và tai đều đang bắt đầu hình thành. Não của bé cũng đang phát triển phức tạp hơn.

Thay đổi của mẹ – khi thai nhi 7 tuần tuổi

Cơ chế sản xuất hooc-mon tăng cao trong tuần thứ 7 của thai kỳ; nên Mẹ có thể tiếp tục gặp phải các triệu chứng thường gặp của thai kỳ như ngực mềm, hoặc chóng mặt.
Có thể Mẹ có cảm giác như bị hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS – severe premenstrual syndrome) do thường xuyên có sự thay đổi về cảm xúc.
Vào tuần thứ 7 của thai kỳ, một nút nhầy (mucous plug) đóng lấy cổ tử cung (cervical canal – nối liền tử cung với âm đạo) giúp ngăn không cho mầm bệnh đi vào tử cung (dạ con). Nút nhầy này sẽ mất đi vào cuối thai kỳ.

Mẹ cần làm gì – khi thai nhi 7 tuần tuổi

Khi mang thai đến tuần thứ 7, có lẽ Mẹ sẽ muốn báo tin vui cho gia đình và bạn bè thân thiết. Không có thời điểm nào là thời điểm hoàn hảo nhất để thông báo cho cả thế giới biết chuyện vui này, nên hãy nhanh chóng chia sẻ cho những người thân yêu biết ngay nhé!
Vận động – khi thai nhi 7 tuần tuổi

Nếu Mẹ đã thường xuyên luyện tập thể dục cho đến tuần thứ 7 của thai kỳ, Mẹ có một khởi đầu tuyệt vời. Nếu Mẹ chưa luyện tập thể dục như Mẹ từng mong muốn, đây là thời điểm tốt để bắt đầu. Và Mẹ nên lưu ý:

Hoạt động thể chất mức độ vừa phải trong thời gian 30 phút hoặc nhiều hơn vào tất cả hoặc phần lớn các ngày trong tuần. Cố gắng hoạt động thể chất hoặc tập thể dục 30 phút mỗi ngày.
Mẹ có thể chia bài tập thành nhiều phần nhỏ để tập trong ngày hoặc luyện tập một lần trong ngày.
Phụ nữ mang thai bị các biến chứng về sức khoẻ hoặc sản khoa nên tham vấn bác sĩ về chế độ tập luyện.

Dinh dưỡng – khi thai nhi 7 tuần tuổi

Giữa tuần thứ 5 và 8 của thai kỳ, dinh dưỡng đóng một vai trò lớn trong quá trình phát triển hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn và sinh sản của bé.
Vào tuần thứ 7 của thai kỳ, Mẹ cần tiếp tục xác định dinh dưỡng là một vấn đề ưu tiên bằng cách làm theo các hướng dẫn sau:

Buồn nôn, ói mửa, ợ nóng (ợ chua), khó tiêu hoặc những thay đổi khác về hệ tiêu hóa có thể khiến việc ăn trở thành một thách thức không nhỏ. Mẹ hãy cố gắng:
Ăn khẩu phần ăn nhỏ hơn, với nhiều bữa ăn hơn trong ngày.
Hạn chế các loại thức ăn có thể gây kích thích hệ tiêu hóa.
Uống nhiều loại thức uống, đặc biệt là nước.
Mẹ cần tăng gấp đôi hàm lượng chất sắt. Thể tích máu tăng trong thời gian mang thai và các nhu cầu của bé đang tăng trưởng khiến phụ nữ mang thai tăng nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt. Ăn các loại thức ăn giàu sắt như rau xanh dạng lá, thịt bò, trứng, và hạnh nhân.

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close