Bệnh lý

Stress gây nên những rối loạn thể chất và tâm thần

Hỏi: Chào chuyên gia, em muốn hỏi về căn bệnh stress ạ. Bạn gái em năm nay 20 tuổi. Sau biến cố trượt đại học năm trước (dù năm nay đã đỗ đại học và học với khóa dưới, kém 1 tuổi) nhưng cô ấy không hòa đồng, nóng nảy hay đôi khi quá nghiêm khắc với những người xung quanh. Dạo gần đây, em thấy cô ấy hay nhốt mình trong phòng và khóc vì những điều vô cùng vớ vẩn. Cô ấy tự khép mình lại, không tâm sự với ai, kể cả với em và 2 người bạn gái thân của cô ấy. Đang nói chuyện thì cô ấy kêu chán và đuổi em về, nhưng lại bảo là em bỏ rơi cô ấy. Lúc thì không nói không cười, thờ ơ với mọi việc xung quanh, thờ ơ với việc học hành. Hôm trước, em có trách cô ấy đôi câu, cô ấy cắt mọi liên lạc, bỏ lên chùa ở. Xin hỏi chuyên gia, cô ấy mắc bệnh gì vậy? Có phải bệnh trầm cảm không? Em nên làm thế nào với cô ấy? Em rất thương bạn gái vì hoàn cảnh cô ấy đáng thương, không được gia đình quan tâm ạ. Mong chuyên gia giúp em. (Tâm, Quảng Ninh)

Nguyên nhân gây bệnh tres
Bệnh Căng thẳng thần kinh (Stress)

Trả lời:
Chào bạn!
Những chấn động tâm lý dễ khiến chúng ta rơi vào tình trạng stress, lo âu, suy nhược thần kinh, trầm cảm. Trường hợp của bạn gái bạn là do vấn đề trượt đại học gây ra sự chán nản, suy nghĩ quá mức. Khi không vượt qua được những lo âu suy nghĩ đó thì sẽ trở thành bệnh lý tâm thần kinh. Với những biểu hiện như ngại giao tiếp, hay cáu gắt vô cớ, nhốt mình trong phòng, cảm giác buồn chán, thờ ơ với những người xung quanh là biểu hiện của trầm cảm. Các biểu hiện chính của trầm cảm để bạn có thể đối chiếu gồm:
– Mất niềm vui và hứng thú trong các hoạt động kể cả những hoạt động yêu thích trước đây.
– Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
– Thường mệt mỏi và rối loạn ăn uống. Tăng cân hoặc sụt cân nhanh trong một khoảng thời gian ngắn.
– Luôn bi quan, tự ti về bản thân. Luôn cảm thấy bản thân tội lỗi và nghĩ tới những điều tiêu cực.
– Cảm giác chán nản, tội lỗi luôn đeo bám. Suy nghĩ về tự tử.
Bạn cần chia sẻ với bạn gái và đưa bạn gái bạn đi khám, bác sỹ sẽ kiểm tra và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như mức độ trầm cảm, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Hướng điều trị thường dùng hiện nay vẫn là thuốc tây y. Bên cạnh những loại thuốc điều trị, thì việc áp dụng tâm lý trị liệu cũng được sử dụng. Một số phương pháp khác như châm cứu, tập yoga, thiền định… kết hợp với chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cho cơ thể được khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ, thư giãn, đi chơi hoặc nói chuyện với bạn bè, chia sẻ cảm xúc với người thân, tập luyện thể thao nhẹ nhàng cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị cũng như các lưu ý về lối sống thì bạn gái bạn có thể sử dụng kết hợp thêm sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa chứng trầm cảm. Phương pháp này cũng mang lại tác dụng tích cực và an toàn cho người bệnh bởi không gây tác dụng phụ. Nổi bật là Thực phẩm chức năng Kim Thần Khang với tác dụng hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, trầm cảm, rối loạn lo âu, đau đầu, mất ngủ… sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bạn gái bạn mà lại rất an toàn với cơ thể. Tuy nhiên, tùy đáp ứng của từng cơ địa bệnh nhân mà hiệu quả tác dụng của sản phẩm là khác nhau.
Chúc bạn sức khỏe.
DS. Thu Thảo

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close