40 tuần thai

Bạn có biết 3 tháng đầu thai kỳ thai nhi sống bằng gì?

Mỗi cá thể khi hình thành sự sống là lúc cá thể đó có nhu cầu về thức ăn để duy trì hoạt động sống của mình. Thai nhi cũng thế, khi thụ thai, tế bào phôi đã bắt đầu đòi hỏi những dưỡng chất cho mình. Vậy trong 3 tháng đầu thai nhi sống bằng gì và từ đâu?


Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng và khó khăn đối với các mẹ, vì mẹ phải đối mặt với những thay đổi của cơ thể như ốm nghén, nôn, khó ăn và dị ứng mùi vị, … Thế nhưng mẹ không nên lơ là và nuông chiều bản thân mà quên cung cấp thức ăn cho thai nhi. Ở giai đoạn bắt đầu hình thành và phát triển, thai nhi luôn cần bổ sung dưỡng chất thiết yếu để lớn lên và tạo bước đệm cho sự tăng trưởng về sau. Vậy, 3 tháng đầu thay kỳ thai nhi cần được tiếp nhận những chất gì và hấp thụ ra sao?

Đặc điểm thai nhi 3 tháng đầu

Mang thai giai đoạn đầu rất quan trọng do thai nhi bắt đầu hình thành hệ thần kinh và cấu trúc não bộ đầu tiên. Các nơron thần kinh và tế bào mô đệm liên kết với nhau bắt đầu phát triển hệ não, lúc này bé đã có thể cảm nhận được sự tác động từ mẹ và các sóng âm bên ngoài môi trường.

Trải qua 3 tháng đầu, thai nhi đã định hình và phát triển các cơ quan trên cơ thể như tay chân, các bộ phận trên mặt, hệ hô hấp, bài tiết, gan, thận, đường ruột, … Đây là bước đệm quan trọng cho sự lớn lên và hoàn thiện về cấu trúc cơ thể, do đó bé cần được bổ sung những dưỡng chất cần thiết lúc sơ khai.

Điều quan trọng nhất cho sự sống của bé chính là dây rốn đã hình thành và bắt đầu kết nối với nhau thai để lấy dưỡng chất từ mẹ.

Thời kỳ này, mẹ cần lưu ý tránh tiếp xúc với môi trường hóa chất, tránh sử dụng thiết bị điện tử, không nên dùng chất kích thích, tránh xa thủy ngân, chì, … vì chúng có thể gây dị tật hay biến chứng dị tật về sau cho bé. Cơ thể bé lúc này còn non yếu và vô cùng nhỏ vì thế khi phát hiện có thai mẹ nên đến bác sĩ phụ sản để được hướng dẫn về cách chăm sóc mình và thai nhi cho tốt nhé.

Dưỡng chất mẹ cần bổ sung và cung cấp đến bé

Tuy bạn sẽ khó ăn và không muốn ăn trong 3 tháng đầu, tình trạng sụt cân hay mệt mỏi đeo bám. Nhưng bạn không nên lo ngại vì đó là biểu hiện bình thường của thai phụ. Bạn cần chú trọng chế độ ăn mỗi ngày và đảm bảo những chất dinh dưỡng sau mà thai nhi sẽ nhận từ cơ thể mẹ qua dây rốn.

Axit folic: mẹ cần bổ sung chất này ngay từ khi có ý định mang thai đến khi lâm bồn, axit folic tác động trực tiếp đến não bộ và cột sống của bé.

Có nhiều trong sữa chua, sữa dinh dưỡng, trái cam, các loại đậu, măng tây, …

Canxi: khi bắt đầu hình thành hệ xương, thai nhi luôn cần nhiều canxi để xương phát triển cứng cáp, răng chắc khỏe. Không chỉ cần cho bé mà canxi rất quan trọng với mẹ khi sức khỏe đang yếu, tránh tình trạng hạ canxi và loãng xương.

Thực phẩm chứa canxi như sữa canxi, trứng, cá, tôm, cua, hàu, rau, đậu phụ,…

Protein và Sắt: sắt tốt cho máu của mẹ và bé vì thế mẹ cần nạp thêm chất sắt để không bị thiếu gây ra tình trạng tụt máu, mệt mỏi ở mẹ. Protein cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ.

Các thực phẩm như cá, thịt, sữa, rau cải màu xanh đậm, tim, gan,… đều chứa 2 chất trên.

Ngoài các thành phần trên thì một số thực phẩm vừa nêu cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, D, E, B12,… rất cần thiết cho nền tảng phát triển lúc đầu và về sau của thai nhi.

Mẹ cũng nên lưu ý không nên ăn quá mặn hay ngọt, thực phẩm chưa qua chế biến và làm chín sẽ không tốt cho bé và cả hệ tiêu hóa của mình. Nên chia nhỏ bữa ăn và nhai kỹ trước khi đưa thức ăn vào bên trong giúp bé dễ hấp thụ hơn. Chỉ tăng thêm 300 calo mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều vì sợ bé thiếu thức ăn, hạ chế tình trạng tăng cân đột ngột gây ra các bệnh về tim mạch, ít nhiều tác động đến thai nhi trong 3 tháng sơ khai của thai kỳ.

 

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close