Nuôi con

Mấy tháng tuổi cho trẻ ăn dặm?

Bé 5-6 tháng tuổi đòi bú nhiều, mút tay, biết nhìn miệng người lớn ăn & đòi bú về đêm là dấu hiệu cho thấy mẹ nên cho trẻ tập ăn dặm dần, bắt đầu từ loãng đến đặc dần & từ ngọt tới mặn mẹ nhé.

5 dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm sớm

  • Trẻ đòi bú nhiều hơn bình thường mặc dù mới bú cách đó không lâu.
  • Trẻ thường khóc đêm và đói bú
  • Trẻ mút tay
  • Bé nhìn người lớn ăn.
  • Trẻ hứng thú khi thấy bố mẹ mớm thức ăn cho bé.
    Vậy là các mẹ đã có thể tự tin hơn khi xác định được mấy tháng nên cho trẻ ăn dặm là tốt nhất rồi nhé! Hãy quan sát trẻ và tập cho bé ăn dặm vào thời điểm vàng nhé!

Cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy

Khi bé phát triển thì nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng cao. Sữa mẹ không còn là nguồn cung cấp duy nhất cho bé. Bé cần ăn dặm để bổ sung chất dinh dưỡng cho sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần. Vậy độ tuổi ăn dặm thích hợp nhất là khi nào?

Độ tuổi cho trẻ ăn dặm nằm trong khoảng từ 4-6 tháng

may-thang-cho-tre-an-dam

Đối với các bà mẹ trẻ không có kinh nghiệm thực tế thì luôn lo lắng và không biết mấy tháng nên cho trẻ ăn dặm là tốt nhất. Đặc biệt là các mẹ ít sữa cho con bú. Theo các bác sĩ khoa Nhi thì trẻ em từ 4-6 tháng tuổi đã có thể tập ăn dặm. Lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hoàn thiện hơn và có tiết ra một loại enzyme có tên amylase có chức năng tiêu hóa tinh bột.

Tuy nhiên, trẻ được 6 tháng tuổi mới thật sự là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi “Mấy tháng nên cho trẻ ăn dặm?”. Vì hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi vẫn chưa có khả năng hấp thụ trọn vẹn protein từ thịt, cá, trứng, sữa… Trẻ dễ mắc các bệnh về đường ruột.

Tuy nhiên, tùy theo cơ địa của mỗi bé mà câu trả lời cho thắc mắc “Mấy tháng nên cho trẻ ăn dặm là tốt nhất?” sẽ khác nhau. Độ tuổi cho trẻ ăn dặm nằm trong khoảng từ 4-6 tháng.

Nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm:

  • Bữa ăn dặm là bữa ăn đầu tiên của đứa trẻ. Bé sẽ được tiếp xúc với thức ăn mới ngoài sữa mẹ nên mẹ cần tìm hiểu kỹ và nên chọn bột dinh dưỡng nào cho trẻ là hợp lý nhất.
  • Bữa ăn dặm là bữa ăn phụ. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé đến 12 tháng tuổi.
  • Bố mẹ chỉ cho bé ăn ít gọi là “tập trẻ ăn” chứ không ép bé ăn.
  • Bắt đầu với bữa ăn loãng (đặc hơn sữa mẹ) và khi trẻ quen dần thì chuyển qua thức ăn đặc hơn.
  • Trẻ 6-7 tháng: 1 bữa bột lỏng khoảng 100-200ml.
  • Trẻ 8-9 tháng: 2 bữa bột đặc khoảng 200ml.
  • 10-12 tháng tuổi: 3 bữa bột đặc 200 ml – 250 ml.
  • 12 – 24 tháng: 3 bữa cháo 250 – 300 ml.
  • 24 tháng trở đi có thể ăn cơm cùng gia đình.

Những lợi ích cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm

Các protein làm nhiệm vụ tiêu hóa chưa được hoàn thiện ngay lập tức khi bé chào đời. Nếu mẹ cho bé ăn dặm trước khi hệ tiêu hóa của con sẵn sàng để xử lý, bé sẽ bị khó tiêu và có thể gặp các phản ứng khó chịu như (đầy bụng, đau bụng, táo bón, tiêu chảy…). Cách nấu cháo ếch đậu xanh cho bé ăn dặm khi bé được 7 tháng tuổi

Ví dụ: Acid dạ dày và pepsin được tiết ra ngay khi bé mới chào đời với số lượng vừa đủ để giúp trẻ tiêu hóa sữa và chỉ gia tăng số lượng trong vòng 3 đến 4 tháng sau sinh. Các amylase men tụy không đạt đến mức đủ số lượng để tiêu hóa được tinh bột cho đến khoảng 6 tháng. Các enzym có carbohydrate như Maltase, isomaltase, và sucrose không đạt được mức độ trưởng thành cho đến khoảng 7 tháng. Thậm chí, emzym lipase giúp tiêu hóa chất béo cũng chỉ được đầy đủ khi trẻ được 6-9 tháng. Cho ăn sớm tức là mẹ đã vô tình bắt hệ tiêu hóa của con làm việc quá sức và rất hại dạ dày sau này.

Giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm.  Từ khi sinh ra cho đến khi đạt 4-6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ mới chỉ ở trạng thái “đường ruột mở”. Điều này có nghĩa là không gian giữa các tế bào của ruột non sẽ dễ dàng cho phép các đại phân tử nguyên vẹn, bao gồm toàn bộ các protein và tác nhân gây bệnh, vượt qua và đi trực tiếp vào máu. Điều này có hai mặt: Nó rất tốt cho trẻ bú sữa mẹ vì nó cho phép các kháng thể có lợi trong sữa mẹ xâm nhập  trực tiếp vào máu trẻ. Tuy nhiên, nó cũng có nghĩa là các protein từ thực phẩm dễ gậy dị ứng và các mầm bệnh có thể xâm nhập và khiến trẻ bị dị ứng và dễ ốm đau nếu mẹ cho con ăn dặm sớm.

Giảm nguy cơ thiếu máu vì thiếu sắt: Nghe lạ lùng nhưng là đúng thật. Việc cho con ăn bổ sung sắt và các loại thực phẩm tăng cường chất sắt, đặc biệt là trong sáu tháng đầu tiên, lại làm giảm khả năng hấp thụ sắt của em bé. Thực sự là những trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu luôn có đủ lượng sắt cần thiết và chỉ bị thiếu hụt khi bước qua tháng thứ 6,7.

Ăn dặm muộn sẽ giúp bé ăn hợp tác hơn: Được ăn dặm đúng với thời điểm cơ thể muốn và cần sẽ khiến trẻ hợp tác hơn, có hứng thú hơn với thức ăn và ăn ngon miệng hơn. Nết ăn ngoan ngay từ những ngày đầu sẽ theo trẻ suốt về sau, giúp bé đỡ rơi vào tính trạng chán ăn và khiến mẹ bớt căng thẳng. Trẻ còn ăn cháo, ăn cơm cả cuộc đời sau này, do đó, mẹ không cần phải vội vã cho con ăn dặm sớm 1,2 tuần. Điều đó hoàn toàn không thiết thực

tu khoa

  • nen cho be an dam luc may thang tuoi
  • co nen cho tre an dam som
  • khi nao cho tre so sinh an dam
  • trẻ 4 tháng ăn dặm như thế nào
  • trẻ 4 tháng tuổi ăn được hoa quả gì
  • cách chế biến trái cây cho bé ăn dặm
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close