Mang thai

Sinh mổ tối đa được mấy lần, đẻ mổ lần 3 có nguy hiểm không?

Sinh mổ tối đa có thể được 3-4 lần. Tuy nhiên kể từ mổ đẻ lần 3 trở đi mẹ bầu phải đối diện với những nguy hiểm như: nứt, vỡ tử cung, nhiễm trùng, dính ruột,… mẹ bầu nên cân nhắc nhé.

Sinh mổ có ưu, nhược điểm gì?

Sinh mổ được coi là một phương pháp có khá nhiều ưu điểm:

  • Được sử dụng cho những mẹ bầu gặp phải vấn đề bất thường như: biến chứng thai kỳ, thai nhi dị tật, con to,…
  • Mẹ bầu không mất nhiều thời gian hay phải chịu đau đớn trong quá trình chuyển dạ. Một cuộc sinh mổ bình thường chỉ mất khoảng 30 phút trong khi sinh thường có thể lên tới hàng chục tiếng.

Ngoài những ưu điểm nêu trên thì nhược điểm của sinh mổ cũng hề nhỏ:

  • Thuốc gây mê sử dụng trong sinh mổ có khá nhiều tác dụng phụ là ảnh hưởng tới sữa mẹ, tụt huyết áp, gây dị ứng…
  • Mẹ bầu đã từng sinh mổ một lần thì trong những lần mang thai sau sẽ phải tiếp tục sử dụng phương pháp này.
  • Di chứng sau sinh nhiều: nhiễm trùng vết mổ, viêm bàng quang, dính tử cung,…
  • Có nguy cơ cao gặp phải những biến chứng thai kỳ trong lần mang thai sau hơn những mẹ sinh thường.
  • Mẹ bầu sinh mổ thường phải mất vài ngày sau sinh, ngực mới bắt đầu sản xuất sữa do cơ thể còn chưa hồi phục.

sinh-mo-toi-da-duoc-may-lan

Sinh mổ tối đa được mấy lần, đẻ mổ lần 3 có nguy hiểm không?

Những trường hợp nào cần sinh mổ

Chính vì những nhược điểm nêu trên mà các mẹ bầu chỉ nên lựa chọn sinh mổ trong trường hợp bắt buộc, bao gồm:

  • Mang song thai hoặc đa thai.
  • Gặp phải biến chứng thai kỳ: Nhau tiền đạo, nhau bong non, tiền sản giật, suy thai, sa dây rốn,…
  • Đã từng sinh mổ.
  • Mẹ bầu mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh thận, cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,..
  • Thai nhi quá to.
  • Khung xương chậu nhỏ hẹp.
  • Thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
  • Ngôi thai không thuận.
  • Mẹ bầu sinh non.

Sinh mổ tối đa được mấy lần?

  • Những mẹ bầu sinh mổ, tử cung thường bị tổn thương và khó phục hồi hơn sinh thường. Vì vết sẹo do sinh mổ gây ra đã trở thành “yếu điểm” trên thành tử cung. Do đó, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu sinh mổ thường bị hạn chế số lần sinh.
  • Trên thực tế, số lần sinh mổ sẽ phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của mẹ cũng như tình trạng vết mổ. Với những mẹ bầu khỏe mạnh, lần sinh mổ trước không có biến chứng gì thì có thể sinh mổ từ 3 – 4 lần. Nhưng thông thường, các bác sĩ sẽ khuyến cáo cho các mẹ bầu chỉ nên sinh mổ từ 2 – 3 lần.
  • Có một vấn đề mẹ bầu cần biết rằng số lần sinh mổ càng nhiều thì mẹ càng dễ gặp phải biến chứng trong lần mang thai và sinh con sau. Đó có thể là các biến chứng thai kỳ như nứt vỡ tử cung, nhau tiền đạo, nhau bong non,… hay các bất thường sau sinh như viêm dính tử cung, đau nhức vết mổ,…
  • Ngoài ra, bên cạnh việc chú ý tới số lần sinh mổ, mẹ cũng cần quan tâm tới khoảng cách giữa 2 lần sinh. Để vết sẹo trên thành tử cung hoàn toàn hồi phục, hai lần sinh mổ của mẹ cần cách ít nhất là 2 năm nhé.

Mổ đẻ lần 3 có những nguy cơ gì?

Càng về những lần sinh mổ sau, những rủi ro mà mẹ gặp phải càng có khả năng cao và mức độ nặng hơn. Lần sinh mổ lần 3 này, mẹ sẽ phải “đối mặt” với các nguy cơ:

  • Nứt, vỡ tử cung: Đây là rủi ro nguy hiểm nhất trong lần sinh mổ thứ 3. Bởi ở 2 lần sinh trước, trên cổ tử cung của mẹ đã có một vết sẹo. Đây là nơi mà các cơ tử cung trở lên yếu nhất nên khi tử cung co thắt, nó có nguy cơ bị bục và nứt ra, dẫn đến tình trạng vỡ tử cung, đe dọa trục tiếp tới tính mạng của mẹ bầu và thai nhi. Nguy cơ này càng cao khi thời gian mang thai lần 3 sau sinh mổ lần 2 càng ngắn (dưới 18 tháng).
  • Bất thường về nhau thai: Vết sẹo trên tử cung làm tăng khả năng mẹ gặp phải các bất thường về nhau thai như: nhau bong non, nhau tiền đạo,… nên đòi hỏi các bác sĩ trong quá trình sinh mổ cần xử lý các bất thường này một cách khéo léo, đặc biệt là nhau cài răng lược, một biến chứng cực kỳ nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng tới các cơ quan xung quanh tử cung (bàng quang, ruột,…), dễ dẫn đến biến chứng băng huyết sau sinh, cắt bỏ tử cung.
  • Khả năng hồi phục chậm: Vì đã sinh mổ 2 lần sinh trước nên trong lần 3 này, cơ thể mẹ yếu hơn nhiều, khả năng hồi phục chậm và cũng phải chịu nhiều đau đớn hơn. Không những thế, việc mẹ phải sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau cũng sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất sữa của cơ thể.
  • Nhiễm trùng: Không chỉ có vậy, mẹ còn có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ ở tử cung, trên thành bụng, thậm chí là gần bàng quang nên thời gian nằm viện, điều trị kéo dài.
  • Dính ruột: Những mẹ bầu càng sinh mổ nhiều lần thì khả năng ruột dính vào thành bụng, bàng quang, ruột càng cao.

Sinh mổ lần 3 an toàn, mẹ cần lưu ý những gì?

Thông thường, 2 lần sinh mổ đầu sẽ là vết mổ ngang ở vùng bụng dưới còn lần mổ thứ 3 sẽ là vết mổ dọc từ rốn tới xương mu. Vết mổ này có nhược điểm là khả năng phục hồi chậm, dễ gây biến chứng thoát vị thành bụng và không đảm bảo yếu tố thẩm mỹ sau sinh. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho lần sinh thứ 3, mẹ cần chú ý tới những lưu ý sau:

  • Đăng ký bệnh viện sinh: Mẹ nên sinh lần 3 tại nơi đã “vượt cạn” trong 2 lần trước nếu nó đảm bảo được yêu cầu về kỹ thuật và tay nghề bác sĩ. Như vậy sẽ giúp cho các bác sĩ nắm rõ được tình trạng sinh mổ trong 2 lần trước của mẹ, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho lần sinh thứ 3.
  • Khám thai kỹ càng trước khi sinh: Trước khi vào phòng sinh mổ, mẹ cần khám thai kỹ càng đồng thời thông báo cho bác sĩ các thông tin cần thiết ở những lần mổ trước như: thời gian mổ, chu kỳ kinh cuối, nguyên nhân sinh mổ, biến chứng sau sinh (nếu có), thời gian vết mổ phục hồi, các kiêng cữ của mẹ,…
  • Thường xuyên theo dõi cơ thể: Vết mổ cũ vẫn luôn tiền ẩn rủi ro trong lần mang thai thứ 3, do đó, mẹ cần thường xuyên chú ý tới các dấu hiệu của cơ thể. Nếu thấy có bất kỳ một biểu hiện bất thường nào như: đau vết mổ cũ, ra máu,… mẹ nên tới ngay các cơ sở y tế để kiểm tra nhé.
  • Chuẩn bị đầy đủ đồ đi sinh: mặc dù đã có nhiều kinh nghiệm trong 2 lần sinh đầu nhưng ở lần thứ 3 này mẹ vẫn cần chuẩn bị đầy đủ đồ đi sinh bao gồm đồ dùng cho bé và cho mẹ trong những ngày ở viện nhé. Ngoài ra trước khi nhập viện, mẹ hãy tắm rửa sạch sẽ, “dọn dẹp” “đám cỏ” vùng bụng dưới, đồng thời tuyệt đối không ăn uống gì trong vòng 8 tiếng trước khi mổ nhé.

Từ khóa:

  • kinh nghiệm mổ đẻ lần 3
  • sinh mổ lần 3 cách lần 2 bao lâu
  • sinh mổ tối đa được mấy lần
  • mổ lấy thai lần 3
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close