Bệnh lý

Triệu chứng trẻ bị trái rạ & cách điều trị tại nhà

Bệnh trái rạ (hay còn gọi là bệnh thủy đậu) là bệnh nổi ban do siêu vi khuẩn varicella-zoster gây ra. Bệnh làm xuất hiện những vết tròn, rồi trở thành những mụn nước, khô đi và trở thành vảy trong 4-5 ngày.

Những triệu chứng của bệnh trái rạ

  • Bệnh trái rạ có một đặc điểm là ban ngứa, “mụn trái rạ”, thoạt đầu là những vết tròn, rồi trở thành những mụn nước, khô đi và trở thành vảy trong 4-5 ngày.
  • Ban ngứa có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh và thỉnh thoảng sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi.
  • Người bị nhiễm bệnh có thể bị từ vài mụn trái rạ cho đến hơn 500 mụn trên cơ thể (trung bình là 300-400) trong suốt quá trình mắc bệnh
  • Đôi khi bệnh trái rạ có những biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng hay viêm phổi.
  • Những trẻ đã tiêm phòng vắc xin vẫn có thể mắc bệnh ở mức độ nhẹ với số lượng ít mụn trái rạ và có thể không có mụn nước.

Trieu-chung-tre-bi-trai-ra-va-cach-dieu-tri-tai-nha

Triệu chứng trẻ bị trái rạ & cách điều trị tại nhà

Bệnh trái rạ lây bằng cách nào?

  • Bệnh trái rạ rất dễ truyền nhiễm và lây lan bằng sự tiếp xúc trực tiếp những dịch tiết trong không khí từ miệng hay mũi của một người bị nhiễm trái rạ (ví dụ khi hắt hơi, nhảy mũi hoặc ho). Bệnh trái rạ phát triển trong vòng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.
  • Bệnh trái rạ có thể lây từ 1-2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy (thông thường trong vòng 5 ngày từ khi những vết phồng nổi lên).
  • Những người có hệ miễn dịch suy yếu khi mắc bệnh trái rạ thì có thể phải mất một thời gian lâu hơn để những mụn trái rạ của họ đóng vảy.
  • Khoảng 90% những người chưa từng bị trái rạ sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc với một nguời thân trong gia đình bị nhiễm bệnh.

Chẩn đoán bệnh trái rạ như thế nào?

  • Bệnh trái rạ thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và hình dạng của ban ngứa ở người mà trước đó chưa từng bị hoặc chưa được tiêm chủng.
  • Thỉnh thoảng, xét nghiệm được dùng để xác định bệnh nếu việc chẩn đoán không chính xác hoặc nếu như bệnh rất nghiêm trọng

Cách điều trị bệnh thủy đậu tại nhà

  • Làm sạch da và vệ sinh thân thể: tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn, thay quần áo nhiều lần trong ngày, cắt ngắn và vệ sinh móng tay, tránh cọ xát làm các bóng nước bị vỡ. Dùng kháng sinh chỉ khi nghi ngờ có biểu hiện bội nhiễm.
  • Điều trị triệu chứng: Ngứa là triệu chứng gặp ở hầu hết bệnh nhân bị thủy đậu, đặc biệt ở những bệnh nhân có nổi nhiều bóng nước. Thuốc có thể dùng là các thuốc kháng histamin như: chlopheniramin, loratadine…, ngoài ra, dùng các thuốc bôi tại chỗ như hồ nước và xanh methylen cũng có hiệu quả rõ rệt. Xanh methylen là loại thuốc sát khuẩn nhẹ có dạng dung dịch dùng ngoài 1% hoặc dung dịch milian (gồm xanh methylen, tím gentian, ethanol, nước cất…). Khi bệnh nhân đau và sốt cao, có thể cho dùng acetaminophen, không sử dụng aspirin vì có thể gây hội chứng Reye.
  • Điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng virut: Thủy đậu là một bệnh lành tính, thuốc kháng virut chỉ dùng trong trường hợp bệnh nặng, phòng biến chứng viêm phổi thủy đậu, biến chứng nội tạng hoặc các bệnh nhân có suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, phụ nữ có thai, người mới ghép tạng, sử dụng corticoid dài ngày. Tuy nhiên, do bệnh thường gặp nặng ở đối tượng trẻ vị thành niên và người lớn nên có thể cân nhắc sử dụng thuốc cho các đối tượng này.
  • Lưu ý: thuốc uống chỉ nên dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhiễm, da liễu hoặc nhi.

Chữa bệnh trái rạ bằng phương pháp dân gian

Trái rạ hay còn gọi thủy đậu hay thủy hoa. Đây là loại bệnh truyền nhiễm thông thường, trẻ em hay mắc phải, thỉnh thoảng cũng gặp ở người lớn. Sau đây là cách phân loại bệnh và những vị thuốc nam dễ tìm để chữa trị căn bệnh này.

1. Loại nhẹ

  • Triệu chứng: Sốt nhẹ hoặc không sốt, chảy nước mũi, ho ít, ăn uống bình thường, các nốt đậu mọc rải rác màu hồng nhạt, ngứa nhiều.
  • Phép chữa: Sơ phong thanh nhiệt.
  • Bài thuốc: Lá dâu tằm tươi 30 g  rửa sạch, lá tre tươi 20 g, cỏ màn chầu tươi 20 g rửa sạch thái ngắn, cam thảo đất tươi 20 g thái ngắn. Nước 1.000 ml, sắc còn 300 ml, mỗi lần uống 30-50 ml, chia uống trong ngày.
  • Nếu người bệnh không sốt nóng, mụn đậu mọc thưa ít, ăn ngủ, tiêu tiểu bình thường, có thể không cần uống thuốc, nên dùng nước đun sôi để nguội tắm rửa, tránh gió và điều dưỡng tốt.

2. Loại nặng

  • Triệu chứng: Sốt cao, buồn phiền, khát, thủy đậu mọc dày, sắc tím tối, mặt đỏ, miệng môi khô hồng, niêm mạc miệng có những nốt phỏng.
  • Phép chữa: Thanh nhiệt giải độc là chủ yếu.
  • Bài thuốc: Vỏ đậu xanh hoặc đậu xanh cả vỏ 20-30 g, rau om tươi 20 g rửa sạch, quả dành dành 16 g, kim ngân hoa 16 g, rễ cỏ tranh 12 g. Bài thuốc này nên sắc 2 lần. Lần đầu cách sắc như bài thuốc trên, lần sau đổ 600 ml nước sắc còn 200 ml, dồn lại với nước thứ nhất, cô lại còn 300 ml chia 2 lần uống trong ngày. Trẻ em tùy theo tuổi có thể dùng 1/2 liều. Dùng liên tục cho đến khi khỏi hẳn.

Phòng ngừa bệnh trái rạ cho trẻ

  • Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng chống bệnh trái rạ và các biến chứng của bệnh này.
  • Tiêm phòng 2 liều được đề nghị nên dùng cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở đi, cho thanh thiếu niên và người lớn chưa từng bị trái rạ hoặc trước kia chưa được tiêm chủng.
  • Tất cả các trẻ em nên tiêm liều vắc xin đầu tiên từ 12-15 tháng tuổi
  • Liều thứ 2 thường được đề nghị cho tất cả các trẻ em từ 4-6 tuổi
  • Trẻ em từ 13 tuổi trở lên và những người lớn chưa có bằng chứng đã được miễn nhiễm trước đó sẽ chích 2 liều vắc xin cách nhau 4-8 tuần.
  • Liều vắc xin nhắc lại được khuyến cáo cho trẻ em, thanh thiếu niên và những người chỉ mới nhận 1 liều trước đây. Các liều nên cách nhau ít nhất 3 tháng cho trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi, và ít nhất 4 tuần cho trẻ từ 13 tuổi trở lên.
  • Thông thường vắc xin sẽ có tác dụng phụ nhẹ như sốt và phát ban nhẹ xảy ra từ 5-26 ngày khi khi tiêm ngừa.
  • Bạn không cần phải tiêm ngừa nếu bạn đã mắc bệnh trái rạ. Nếu như bạn không chắc chắn đã mắc bệnh hay chưa, hãy liên hệ trung tâm y tế để được xét nghiệm máu.
  • Vắc xin bệnh trái rạ có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh, đặc biệt ngừa được những trường hợp nghiêm trọng và các biến chứng của nó.

Những việc nên làm khi đã tiếp xúc với bệnh trái rạ?

  • Nếu bạn đã bị bệnh trái rạ hoặc đã được chủng ngừa thì bạn đã được miễn dịch và sẽ không mắc bệnh này một lần nữa.
  • Nếu bạn không có miễn dịch với bệnh trái rạ và có tiếp xúc với một người bị nhiễm bệnh, bạn có thể ngăn ngừa nhiễm bệnh bằng cách chủng ngừa thủy đậu trong vòng 3 -5 ngày kể từ khi có tiếp xúc, bệnh trái rạ có thể sẽ nhẹ hơn.
  • Những người có nguy cơ bị nhiều biến chứng từ bệnh trái rạ như người có hệ miễn dịch suy yếu, phụ nữ có thai, trẻ em sinh non, thì nên liên hệ với các trung tâm chăm sóc sức khỏe ngay lập tức.

Từ khóa:

  • cách chữa thủy đậu ở người lớn
  • bệnh thủy đậu kiêng gì
  • thuốc trị thủy đậu acyclovir
  • chữa thủy đậu bằng phương pháp dân gian
  • bệnh thủy đậu có tắm được không
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close