40 tuần thai

Thai nhi tuần 9 – Mẹ bầu mang thai cần biết, ăn gì,nặng bao nhiêu

Vào tuần mang thai thứ 9, cơ thể Mẹ tiếp tục thay đổi để bảo vệ và nuôi dưỡng bé đang phát triển. Điều này có nghĩa các triệu chứng thai kỳ vẫn tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên do bắt đầu quen dần, Mẹ sẽ cảm thấy thích thú với những trải nghiệm mới mẻ và phấn khích ngay cả khi đây không phải lần mang thai đầu tiên của mình. Mỗi lần mang thai là một hành trình đặc biệt mà, đúng không?

Hình ảnh thai nhi tuần 9
Hình ảnh thai nhi tuần 9 -Cùng với một số cơ quan quan trọng như tuyến tụy và túi mật, cơ quan sinh sản đang bắt đầu hình thành ở tuần thứ 9. Tại thời điểm này, thai nhi tăng gấp đôi kích thước và đầu chiếm nửa chiều dài của toàn bộ cơ thể. Ngón tay nhỏ xinh của bé đang phát triển dài hơn, dấu vân tay dần hình thành.

Phát triển ở bé – khi thai nhi 9 tuần tuổi

Khi Mẹ mang thai được 9 tuần, các bộ phận cơ thể tiếp tục phát triển và thay đổi nhanh chóng: Trong tuần thứ 9 của thai kỳ, bé tăng trưởng khoảng 2,5cm, hoặc bằng chiều dài của một quả ôliu.

Hệ xương của bé bắt đầu cứng hơn. Quá trình hóa xương bắt đầu bằng việc hình thành sụn.
Các ngón tay, ngón chân, đầu gối và khuỷu tay phát triển.
Hai núm vú và các nang lông hình thành.
Hệ đường ruột của bé tuyến tụy, ống mật, túi mật, và hậu môn hình thành. Đường ruột dài ra.
Các cơ quan sinh sản bắt đầu phát triển khi bé được 9 tuần tuổi.
Hệ cơ phát triển và bé đã có thể bắt đầu cử động Mẹ có thể cảm nhận được cử động của bé trong vài tuần lễ nữa.

Thay đổi của mẹ – khi thai nhi 9 tuần tuổi

Chào mừng Mẹ đến với tháng cuối cùng của tam cá nguyệt thứ nhất (ba tháng đầu thai kỳ). Cơ thể Mẹ tiếp tục thay đổi để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi đang phát triển. Điều này có nghĩa các triệu chứng thai kỳ vẫn tiếp tục diễn ra.
Một số triệu chứng bao gồm buồn nôn, ói mửa, căng tức ngực, đi tiểu nhiều, mất ngủ hoặc nằm mơ.
Tim của Mẹ đập mạnh hơn và nhanh hơn, điều này có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, hoa mắt và nhức đầu.
Lượng estrogen (nội tiết tố nữ), progesterone (hoóc môn giới tính nữ có chức năng duy trì sự phát triển của thai nhi) tăng cao kích thích sự phát triển của ngực và các tuyến sữa. Vùng da xung quanh hai đầu vú có thể lớn và sậm màu. Ngực đau và cương cứng là triệu chứng bình thường.

Mẹ cần làm gì – khi thai nhi 9 tuần tuổi

Bước sang tuần thứ 9 là lúc mẹ có thể đi gặp bác sĩ để có cuộc kiểm tra đầu tiên cùng bé. Mẹ nên thu xếp để Bố có thể đi cùng, vì chắc hẳng đây sẽ là một buổi nói chuyện quan trọng để Bố có thể đồng hành cùng Mẹ tốt hơn trong suốt hơn 30 tuần sắp tới.

Vận động – khi thai nhi 9 tuần tuổi

Tập thể dục vừa khoẻ vừa vui, vừa mang lại cho Mẹ và bé yêu nhiều lợi ích – Mẹ đừng quên nhé!

Giúp giảm nhẹ các vấn đề thường gặp trong thời gian mang thai. Các vấn đề này gồm: Đau lưng, Phù, Mệt mỏi …
Làm khoẻ cơ trong bao tử, tử cung và âm đạo.
Hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
Giúp Mẹ sớm lấy lại vóc dáng sau khi sinh.
Giúp nâng cao khả năng cung cấp oxy và dưỡng chất cho bào thai.
Cải thiện mức năng lượng.
Giúp Mẹ cảm thấy tốt hơn về thể chất và tinh thần.
Có thể chịu đau tốt hơn khi chuyển dạ.
Mẹ còn chờ gì nữa mà không tập luyện ngay nào!

Dinh dưỡng – khi thai nhi 9 tuần tuổi

Mẹ có biết rằng một khẩu phần ăn có lợi cho sức khoẻ, được bổ sung acid folic dành cho mẹ có thể giúp tránh các dị tật bẩm sinh ở bé không? Theo kết quả nghiên cứu, chế độ dinh dưỡng tốt có thể bảo vệ trẻ sơ sinh trước nhiều loại bệnh. Và Mẹ hãy tập cho mình các thói quen ăn uống lành mạnh để giúp mẹ duy trì dinh dưỡng hiệu quả trong suốt thời gian mang thai.

 

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close