40 tuần thaiMang thai
7 bệnh thường gặp khi mang thai& cách phòng tránh
Bà bầu thường bị nghẹt mũi, cảm cúm, táo bón do dùng viên sắt, tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, trĩ và một số chứng bệnh bên dưới là các bệnh hay gặp ở bà bầu.
7 bệnh thường gặp khi mang thai& cách phòng tránh
Nghẹt mũi , cúm
Không xuất phát từ cảm cúm hay dị ứng thông thường, chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi thường xuyên xảy ra ở hơn 20 – 30 % bà bầu và được các bác sĩ gọi là hiện tượng viêm mũi thai kỳ. Hiện tượng này có thể bắt đầu sớm từ tháng thứ hai của thai kỳ, kết thúc sau khi bé được sinh ra. Với một số chị em, viêm mũi thai kỳ kéo dài thậm chí đến vài tuần sau sinh. Nguyên nhân thường là do lượng estrogen tăng cao trong khi mang thai làm sưng màng nhày niêm mạc mũi, tác động lên mũi làm chảy chất nhờn nhiều hơn. Đồng thời lượng máu trong cơ thể bà bầu tăng lên, các mạch máu mở rộng làm sưng màng mũi gây ra chứng viêm mũi thai kỳ.
Chứng bệnh mắc phải khi mang thai này sẽ gây nhiều khó khăn, bất tiện cho thai phụ. Chưa kể dù ở đâu, trong bất cứ thời điểm nào vẫn phải mang theo khăn giấy bên mình. Do đó, để giảm bớt chứng viêm mũi thai kỳ, bà bầu nên uống nhiều nước, kê gối cao khi ngủ, tắm nước ấm, hoặc làm ấm khăn với nước nóng, sau đó đặt lên mặt và hít thở hơi nước thật nhẹ nhàng. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các loại nước muối hoặc nước nhỏ mũi để thông mũi, tránh khói bụi ngoài đường, khói thuốc lá và các chất kích thích. Tăng cường thực đơn có nhiều tỏi vì đây được xem là thực phẩm tốt cho máu và là loại “thuốc thông mũi” hiệu quả do đặc tính chống viêm…
Bà bầu bị táo bón
Đây là bệnh phổ biến ảnh hưởng đến 50% phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể kết hợp cùng với sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn gây chèn ép các cơ quan trong ổ bụng. Hơn nữa, uống bổ sung sắt khi mang thai tuy có thể ngăn ngừa thiếu máu nhưng ngược lại sẽ dẫn đến chứng táo bón.
Bà bầu bị táo bón phải làm sao?
- Uống nhiều nước, ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc… vào thực đơn dinh dưỡng khi mang thai.
- Nước táo và mận khô được xem là thuốc nhuận tràng tự nhiên, mẹ bầu có thể thử nếu triệu chứng táo bón ngày càng nặng hơn.
Tiêu chảy khi mang thai
Trong khi một số mẹ bầu gặp phiền phức với táo bón, số còn lại sẽ “trải nghiệm” tình trạng tiêu chảy. Triệu chứng này có thể là hậu quả của việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, hoặc do việc uống bổ sung vitamin. Ngoài ra, vệ sinh ăn uống cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai.
Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao?
- Đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị kịp thời. Không tự ý uống thuốc, bởi một số loại thuốc điều trị tiêu chảy có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
- Tiêu chảy sẽ gây mất nước, vì vậy mẹ bầu nên bổ sung lại lượng nước đã mất. Chỉ nên uống nước đun sôi để nguội, không nên uống các loại nước ép, nước ngọt có ga.
- Bổ sung thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, ngũ cốc, bánh quy…
Viêm nhiễm âm đạo khi mang thai
Bệnh xảy ra khi sự cân bằng tự nhiên của các loại vi khuẩn trong âm đạo bị phá vỡ. Có 4 loại nhiễm trùng phổ biến và gây ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe bà bầu: viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm trùng nấm men, viêm âm đạo trichomoniasis và nhiễm strep B âm đạo.
Bà bầu bị viêm nhiễm âm đạo phải làm sao?
- Tránh mặc quần áo ẩm ướt, đặc biệt là đồ lót. Sau khi tắm hoặc đi bơi, bầu nên thay đồ lót sạch. Ưu tiên quần lót có chất liệu cotton, thoáng mát.
- Khi vệ sinh vùng kín nên lau từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn có cơ hội tiếp cận cô bé.
- Đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường: ngứa, rát, huyết trắng có màu, mùi lạ… Tùy theo từng loại viêm nhiễm, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
- Nếu bị nấm âm đạo, mẹ bầu nên hạn chế thực phẩm nhiều đường, bởi đường là thức ăn cho các loại nấm. Đồng thời, mẹ bầu nên ăn nhiều sữa chua. Nghiên cứu cho thấy ăn sữa chua cũng có tác dụng ngăn ngừa nấm phát triển.
Cao huyết áp khi mang thai
Bệnh cao huyết áp có 2 dạng: cao huyết áp mãn tính hoặc cao huyết áp thai kỳ. Với những mẹ bầu bị cao huyết áp thai kỳ, bệnh thường xuất hiện vào tuần thứ 20 và biến mất sau khi sinh 6 tuần.
Dù ở trường hợp nào, cao huyết áp khi mang thai cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như: sảy thai, sinh non, tổn thương thận. Nguy hiểm nhất có thể gây tiền sản giật và sản giật.
Bà bầu bị cao huyết áp phải làm sao?
- Hạn chế ăn mặn, đồng thời giảm lượng muối tiêu thụ mỗi ngày, nhất là những mẹ bầu có tiền sử huyết áp mãn tính, mẹ bầu trên 40 hoặc phụ nữ béo phì, thấp khớp, tiểu đường, có bệnh thận, mang đa thai.
- Thường xuyên tập thể dục khi mang thai.
- Tránh đồ uống có cồn và thuốc lá, cũng như cân nhắc cẩn thận khi uống thuốc.
Tiểu đường thai kỳ
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin, gây thiếu hụt không đủ để chuyển hóa glucose, dẫn đến tồn đọng glucose trong máu gây tiểu đường. Tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên nếu đã từng bị tiểu đường trong lần trước đó, nguy cơ tái phát sẽ cao hơn trong lần mang thai tiếp theo.
Bà bầu bị tiểu đường phải làm sao?
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa carbonhydrate dạng đơn giản, các loại bánh ngọt, kẹo, món ăn nhiều đường, bởi thực phẩm này sẽ làm tăng lượng đường trong máu của mẹ bầu. Thay vào đó, nên tăng cường carbonhydrate phức tạp và ít chất béo bão hòa.
- Ăn nhiều chất xơ.
- Tuyệt đối không nên bỏ bữa. Thay vào đó, bầu nên ăn một lượng thực phẩm vừa đủ trong mỗi bữa, đều đặn.
Bệnh trĩ
Táo bón, bào thai phát triển khiến tĩnh mạch tầng sinh môn và đáy chậu bị chèn ép v.v… là những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh trĩ cho bà bầu. Ngoài ra, một số chị em có trĩ sẵn nhưng ở dạng ẩn (bên trong) sẽ dễ bị lộ trĩ trong quá trình mang thai. Mắc bệnh trĩ khi mang thai sẽ gây nhiều đau đớn, bất tiện cho bà bầu trong suốt quá trình thai nghén. Vì vậy, để phòng bệnh trĩ, chị em nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với việc tập thể dục, vận động nhẹ nhàng. Nên uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn có chất xơ như rau củ quả, hạn chế thức ăn nóng nhiệt, không ăn nhiều đường, muối, hay dùng các thức ăn có chất kích thích như trà, café, nước ngọt v.v…
tu khoa
- các bệnh thường gặp khi mang thai
- phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai
- tiểu đường thai kỳ nên ăn gì
- cao huyet ap khi mang thai nen an gi
- bệnh phù chân ở bà bầu
- bà bầu bị phù chân sớm có sao không