Mang thai

Cơn chuyển dạ giả cách cơn chuyển dạ thật bao lâu, bao lâu thì sinh?

Cơn chuyển dạ giả thường xuất hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ với các dấu hiệu: đau co thắt vùng bụng và đột ngột biến mất, có thể kéo dài hoặc rất ngắn, đôi khi đau quặn nhưng có lúc nhẹ nhàng. Mẹ bầu chỉ biết chính xác việc sinh nở khi xuất hiện cơn chuyển dạ thật.

Thế nào là chuyển dạ giả?

con-chuyen-da-gia-cach-con-chuyen-da-that-bao-lau-bao-lau-thi-sinh

Chuyển dạ giả hay còn gọi là cơn gò sinh lý hay cơn gò Braxton-Hicks, một số chuyên gia cho biết các cơn gò sinh lý là một tín hiệu cho thấy tử cung đã sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ thực sự. Với nhiều mẹ, những cơn gò sinh lý có thể rất đáng sợ, đặc biệt là cường độ của chúng sẽ tăng dần gần cuối thai kỳ. Vì vậy, mẹ cần thật bình tĩnh để có thể xác định sự khác biệt giữa cơn gò sinh lý và các cơn gò chuyển dạ. Một số thông tin dưới đây sẽ giúp chị em nhận biết rõ ràng cơn gò Braxton-Hicks và cách giảm bớt khó chịu do cơn chuyển dạ giả gây ra.

  • Những cơn gò Braxton-Hicks thường gây khó chịu nhưng không đau đớn. Nó có thể xảy ra khi thai nhi chuyển động hoặc một người nào đó chạm vào bụng của mẹ. Nó cũng có thể được “kích hoạt” khi bàng quang đầy, sau khi mẹ bầu quan hệ tình dục hoặc bị mất nước.
  • Mặc dù mọi người có xu hướng gọi Braxton-Hicks là cơn gò chuyển dạ giả, tuy nhiên chúng không làm giãn cổ tử cung như những cơn gò chuyển dạ. Hầu hết các bác sĩ tin rằng cơn gò Braxton-Hicks giúp làm săn chắc cơ tử cung và thúc đẩy lưu lượng máu đến nhau thai.
  • Hầu hết các bác sĩ cho biết mặc dù nhiều mẹ miêu tả cơn gò Braxton-Hicks khiến họ rất đau đớn, nhưng đa phần họ đều mang thai lần đầu, chưa biết “đau như đau đẻ” là như thế nào vì vậy nhận xét đó còn rất chủ quan. Lo âu là một trong các nhân tố đóng góp vào cường độ cơn đau mà mẹ có thể cảm thấy. Hãy chắc chắn mẹ nghỉ ngơi đầy đủ trong suốt thai kỳ và giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống vì lợi ích của cả mẹ và bé.

Việc xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ giả cuối thai kỳ khiến rất nhiều mẹ bầu rơi vào trạng thái bất an, lo lắng vì không biết lúc nào mình sẽ sinh. Vì thế, nhằm giúp mẹ bầu có thể phân biệt rõ ràng thật – giả, Conlatatca sẽ cùng các mẹ tìm hiểu vấn đề “chuyển dạ giả cách chuyển dạ thật bao lâu?” để mẹ có thể vơi bớt hoang mang, sẵn sàng đón bé yêu chào đời.

Cơn chuyển dạ giả cách cơn chuyển dạ thật bao lâu?

con-chuyen-da-gia-cach-con-chuyen-da-that-bao-lau-bao-lau-thi-sinh

  • Từ tháng 7, 8, cơ thể mẹ bầu có thể xuất hiện các cơn co thắt giả với cường độ nhẹ khiến mẹ cảm thấy bụng dưới râm ran. Càng gần đến ngày sinh, các cơn co này càng xuất hiện nhiều với cường độ mạnh hơn.
  • Một số mẹ bầu thì thấy ra huyết trắng lợn cợn, đây chính là dịch nhầy, có nhiệm vụ bịt kín cổ tử cung trong quá trình mang thai. Khi dịch nhầy chảy ra để kích thích cổ tử cung mở thì thông thường khoảng 1 – 2 tuần nữa, mẹ mới sinh.
  • Nhưng cũng có những mẹ cảm thấy bụng tụt xuống tới mức em bé gần như sắp chui ra ngoài nên lo lắng đi khám. Thực chất, đó chỉ là biểu hiện cho thấy bé đã tụt xuống khung chậu để tạo áp lực khiến cổ tử cung mở nhanh hơn, mẹ hãy yên tâm nhé vì phải tầm 1 tuần nữa các cơn chuyển dạ thật mới bắt đầu xuất hiện.
  • Trên thực tế, không có một khoảng thời gian rõ ràng giữa chuyển dạ thật và chuyển dạ giả vì nó phụ thuộc vào từng mẹ bầu. Mẹ chỉ có thể phân biệt chúng dựa trên các đặc điểm về mức độ đau cũng như tần suất của các cơn co.

Cơn chuyển dạ thật và giả phân biệt như thế nào?

Phân biệt các cơn co thắt

  • Thông thường, các cơn co thắt giả có thể xuất hiện khi mẹ mang thai tới giai đoạn đầu của 3 tháng cuối thai kỳ nên sẽ khó mà nhận biết đâu là cơn co giả, đâu là cơn co lúc sắp sinh. Thực sự thì có một vài đặc điểm để phân biệt. Đó là các cơn co thật thường xuất hiện với cường độ mạnh, với tần suất ban đầu vào khoảng 10 phút một cơn co, sau đó tăng dần lên còn 7 – 5 và đạt mức độ lớn nhất là 3 cơn co trong 10 phút.
  • Trong khi đó, các cơn co giả lại xuất hiện một cách thất thường và cũng đột ngột biến mất, có thể kéo dài hoặc rất ngắn, đôi khi đau quặn nhưng có lúc nhẹ nhàng. Những cơn co này thường giảm đi khi mẹ ngâm mình trong nước nóng.

Nhận biết cơn đau thật, giả

  • Cơn đau chuyển dạ xuất hiện đồng thời cùng với các cơn co thắt. Cơn đau thật sẽ bắt đầu từ lưng dưới rồi bao quanh hết vùng bụng, kể cả bụng trên và bụng dưới, có thể bị đau cả hai bên bắp đùi hoặc hai bên sườn. Còn cơn đau giả thì thường chỉ đau vùng bụng dưới mà không lan sang bụng trên và sau lưng.
  • Bên cạnh đó, khi xuất hiện cơn đau chuyển dạ thật mẹ có cảm giác như vùng xương chậu bị chèn ép mạnh. Cơn đau thường được miêu tả là đau quặn thắt ruột, càng lúc càng dồn dập với cường độ tăng dần và không thuyên giảm khi mẹ thay đổi tư thế hoặc làm bất cứ điều gì. Điều này ngược lại với cơn đau giả, vì chúng sẽ giảm đi đáng kể, hoặc biến mất khi mẹ chuyển từ ngồi sang nằm hay ngược lại.
  • “Chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh?” là thắc mắc của khá nhiều mẹ bầu mang thai trong tháng cuối. Để biết được vấn đề này đồng thời giúp mẹ biết cách phân biệt chuyển dạ thật và giả, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

Cơn chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh?

  • Mẹ bầu thường cảm nhận được các cơn co thắt giả từ những tháng đầu khi bước vào giai đoạn mang thai 3 tháng cuối. Ban đầu, các cơn co này diễn ra khá nhẹ nhàng, nhưng càng gần ngày sinh, các cơn co càng xuất hiện dày đặc với cường độ mạnh hơn khiến nhiều mẹ không phân biệt được đâu là dấu hiệu chuyển dạ giả và thật.
  • Trên thực tế, không có một khoảng thời gian chính xác giữa các cơn co thắt giả và thời điểm mẹ bầu “vỡ chum”. Vì điều này phụ thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu. Mẹ chỉ có thể nhận biết mình sắp sinh bằng cách dựa trên đặc điểm của các cơn chuyển dạ thật.

Đặc điểm phân biệt giữa chuyển dạ thật và giả

con-chuyen-da-gia-cach-con-chuyen-da-that-bao-lau-bao-lau-thi-sinh

Để nhận biết được các cơn co thắt trong chuyển dạ thật, mẹ bầu hãy dựa vào các đặc điểm sau:

  • Vị trí cơn đau: Cơn đau trong chuyển dạ giả chỉ xuất hiện ở vùng bụng dưới. Còn cơn đau thật thì thường bắt đầu từ vụng lưng dưới, sau đó lan sang hết bụng trên, bụng dưới, thậm chí cả hai bên sườn, hai bên bắp đùi.
  • Mức độ đau: Các cơn gò Braxton-Hicks không gây cho mẹ cảm giác đau đớn mà chỉ khó chịu. Trong khi đó, cơn đau trong chuyển dạ thật rất đau đớn (nỗi đau tương tự như khi mẹ bị gãy 20 cái xương sườn một lúc). Mức độ đau lớn đến mức khiến mẹ không còn đủ sức lực để nói chuyện.
  • Nhịp điệu cơn co: Cơn gò giả diễn ra thất thường, có thể kéo dài hoặc nhanh chóng biến mất. Còn cơn gò thật thì đều đặn, có nhịp điệu. Lúc đầu, mẹ có thể cảm nhận được khoảng 10 phút xuất hiện 1 cơn co, sau đó tăng lên 10 phút 2 cơn co rồi 10 phút 3 cơn co,… Thông thường các cơn co sẽ cách nhau 5 – 10 phút và có nhiều hơn 5 cơn co trong vòng một tiếng.
  • Một điểm nữa là các cơn gò Braxton-Hicks có thể thuyên giảm hoặc biến mất khi mẹ thay đổi tư thế còn khi đã chuyển dạ thật thì dù mẹ làm gì các cơn co thắt tử cung cũng không hề giảm đi, mà tăng lên theo thời gian.

Ngoài cách phân biệt trên, mẹ có thể nhận biết các cơn co thắt thật khi chúng diễn ra trong hoặc sau khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ như: bụng bầu tụt xuống, tăng tiết dịch nhầy âm đạo, dịch nhầy có màu nâu, rò rỉ nước ối, đau lưng,…

Mẹ nên làm gì khi xuất hiện các cơn co thắt giả?

Khi mẹ đã biết chắc là các cơn co thắt giả dựa vào các đặc điểm trên thì mẹ có thể giảm sự khó chịu của chúng bằng cách ngồi hoặc nằm xuống. Nếu mức độ đau vẫn không thuyên giảm, mẹ nên ngâm mình trong bồn nước ấm nhé. Tuy nhiên, mẹ cần nhớ không nên ngâm quá lâu và hãy chắc chắn là nhiệt độ trong nước ấm vừa phải, không quá nóng nhé.

Trong trường hợp, các cơn co thắt giả xuất hiện kèm theo các triệu chứng dưới đây, mẹ cần nhập viện ngay lập tức vì rất có thể mẹ sắp sinh:

  • Xuất huyết âm đạo.
  • Ối vỡ, đặc biệt là khi dịch ối chảy ra có màu nâu hoặc xanh lá, chứng tỏ thai nhi có nguy cơ suy thai cấp tính.
  • Mẹ bầu cảm thấy hoa mắt, đau đầu, sưng phù nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu đặc trưng của tiền sản giật – một biến chứng vô cùng nguy hiểm cuối thai kỳ.

Từ khóa:

  • chuyển dạ bao lâu thì sinh
  • tiền chuyển dạ là gì
  • cơn đau chuyển dạ giả
  • cơn đau chuyển dạ như thế nào
  • dấu hiệu chuyển dạ thật sự
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close