Mang thai

Chế độ dinh dưỡng thai kỳ của bà bầu gồm những gì?

Nhận được tin 2 vạch, bà bầu vừa mừng vừa lo, mừng vì chuẩn bị được đón thiên thần, lo lắng vì không biết cần bổ sung thực phẩm gì để con phát triển tốt. Để có một chế độ dinh dưỡng thai kỳ đạt chuẩn thì mẹ bầu cần tham khảo chế độ ăn uống theo từng tháng dưới đây.

1. Chế độ dinh dưỡng thai kỳ tam nguyệt cá đầu tiên

Mới ngày đầu mang thai, hormone tăng lên làm cho cơ thể của mẹ rất mệt mỏi, có cảm giác buồn nôn. Đó là dấu hiệu ốm nghén, đa số mẹ bầu ốm nghén không ăn được gì nhưng có chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp làm dịu cơn nghén cho mẹ.

  • Mẹ nên chia ngày làm 6 bữa ăn nhỏ, mỗi bữa mẹ cần cố gắng ăn 1 ít để không bị đói.
  • Trong chế độ ăn nên chọn thực phẩm dễ tiêu hóa nhất, sự kết hợp từ tinh bột và nguồn thức ăn giàu protein như thịt gà. Ngoài ra, mẹ nên uống thêm sữa để có thể cung cấp đủ chất cho con.
  • Tránh các thực phẩm khó tiêu hóa như đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt hoặc cay. Vì chúng sẽ làm cho tình trạng ốm nghén của bạn nặng thêm.
Chế độ dinh dưỡng thai kỳ của bà bầu gồm những gì?
Chế độ dinh dưỡng thai kỳ cho 3 tháng đầu
  • Mẹ nên ăn 1 bữa nhẹ giàu chất carbohydrate như các loại bánh quy mặn, hạt ngũ cốc… trước khi ăn bữa sáng. Ăn nhiều hoa quả để bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho bé.
  • Mẹ không nên uống nước trong bữa ăn mà nên uống sau bữa ăn để thức ăn dễ dàng tiêu hóa. Tốt nhất uống 8 ly nước mỗi ngày.

Mới đầu mang thai bác sĩ thường khuyên mẹ nên sử dụng thuốc bổ axit folic, đây là một chất dinh dưỡng rất quan trọng cho thai nhi trong những ngày đầu tiên. Ngoài bổ sung thuốc bổ mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu axit folic như: các loại rau có màu xanh đậm, ngũ cốc, bánh mì… Trong những tháng đầu tiên mẹ cần phải tăng từ 1 đến 2 kg mới đạt chuẩn cân nặng thai kỳ, để con luôn mạnh khỏe chào đời thì mẹ cần phải cố gắng nhiều hơn trong giai đoạn này.

2. Giai đoạn tam nguyệt cá thứ 2

Đây là thời gian tuyệt vời nhất cho mẹ vì đã qua thời kỳ thai nghén, lúc này cơ thể mẹ sẽ tràn đầy năng lượng hơn. Mẹ hãy tận hưởng những khoảng thời gian tuyệt vời nhất bằng một chế độ dinh dưỡng đa dạng với thực đơn sau:

  • Sắt có vai trò quan trọng cho việc lưu thông máu để cung cấp cho thai nhi, nên mẹ cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa sắt mỗi ngày. Những thực phẩm giàu sắt bao gồm: rau xanh, các loại đậu, thịt gà. Nếu muốn cơ thể hấp thụ sắt tốt thì mẹ cần bổ sung song song với các thực phẩm giàu vitamin C nhé.
  • Mẹ nên giảm ăn mặn, tránh thực phẩm nhiều muối, đồ ăn chế biến sẵn, dưa chua, dầu oliu và các loại thịt xông khói.
Chế độ dinh dưỡng thai kỳ của bà bầu gồm những gì?
Chế độ dinh dưỡng thai kỳ
  • Cách trị táo bón hiệu quả đó là mẹ cần bổ sung chất carbohydrate nâu như: yến mạch, gạo nây. Vì chúng có nhiều vitamin, khoáng chất và cả chất xơ nữa.
  • Bước vào tháng thứ 5 mẹ nên bổ sung thêm canxi bằng cách bổ sung 2 lý sữa mỗi ngày và bổ sung thêm khâu phần ăn được chế biến từ sữa.
  • Mẹ tuyệt đối không được bỏ bữa hay nhịn ăn. Ít nhất là sau 4 giờ đồng hồ mẹ nên nạp thêm thức ăn vào cơ thể. Những thức ăn lành mạnh giúp bà bầu ngăn ngừa chứng buồn nôn, mệt mỏi và buồn ngủ.

3. Bước vào tam nguyệt cá thứ ba

Còn chặng đường ngắn ngủi nữa thôi mẹ sẽ được gặp thiên thần, đây là giai đoạn mẹ đói liên tục do bé đã lớn và cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Vì vậy lúc này mẹ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn những tháng trước.

  • Cần tiêu thụ nhiều canxi để xương của bé chắc khỏe và chuẩn bị xuất sữa cho bé bú sau này.
  • Mẹ nên uống nhiều nước và không nên ăn mặt để giảm chứng phù nề, cần vận động nhiều hơn để máu được lưu thông tốt.
Chế độ dinh dưỡng thai kỳ của bà bầu gồm những gì?
Thực phẩm tốt cho thai kỳ
  • Nạp thêm nhiều chất béo lành mạnh và ăn thêm nhiều rau quả để ngăn ngừa táo bón.
  • Lúc này mẹ cần bổ sung thêm chất omega 3, đây là loại chất giúp cho bé phát triển tốt về trí não.
  • Cần bổ sung thêm các thực phẩm chức năng theo toa đơn của bác sĩ để bé được cung cấp đầy đủ chất.
  • Không nên ăn uống những thực phẩm tươi sống, các loại sữa hay phô mai chưa tiệt trùng để ngăn ngừa sẩy thai hay sinh non.

Với chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp thai nhi phát triển tốt hơn và khỏe mạnh khi chào đời. Tuy nhiên, bên cạnh bổ sung dinh dưỡng mẹ cần thăm khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của bé nhé.

 

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close