Mang thai
Mẹ cần làm gì để em bé có thể quay đầu?
LO LẮNG KHI NGÔI THAI BỊ NGƯỢC – CÓ CÁCH NÀO GIÚP EM BÉ QUAY ĐẦU?
Thông thường bé bé sẽ quay đầu trong tuần thứ 34 – 37của thai kỳ. Tuy nhiên đây là đa số trường hợp, ngược lại có nhiều bé quay đầu sớm hơn hay muộn hơn mốc thời gian này. Vậy ngôi thai ngược có nguy hiểm không và có cách nào giúp bé quay lại không? Đây là trăn trở của rất nhiều mẹ bầu.
Thai nhi ban đầu khi hình thành trong bụng mẹ sẽ ở tư thế quay đầu lên phía trên, để chuẩn bị cho việc chui ra ngoài thuận lợi nhất bé sẽ quay đầu ngược lại. Thời điểm thai nhi quay đầu ở mỗi thai phụ là khác nhau. Thông thường bé bé sẽ quay đầu trong tuần thứ 34 – 37của thai kỳ. Tuy nhiên đây là đa số trường hợp, ngược lại có nhiều bé quay đầu sớm hơn hay muộn hơn mốc thời gian này.
1. Theo phương pháp tự nhiên
Nhiều mẹ hay thắc mắc là liệu ngôi thai ngược có cách nào làm cho thuận không? Thường thì không thể thay đổi tư thế thai nhi khi ngôi thai bị ngược ngoài phương pháp tự nhiên, tức là để cho thai nhi tự xoay chiều, rất ít các phương pháp tác động từ bên ngoài có thể thành công bởi thai nhi sẽ tự bình chỉnh theo tư thế thoải mái, quen thuộc nhất với bé. Nếu điều chỉnh được để cho thai thuận thì sau đó bé sẽ tiếp tục quay ngược đầu lại, đúng với tư thế cũ. Vì vậy, với các trường hợp thai ngược cần phải hết sức lưu ý, quan tâm đến sản phụ, đặc biệt là trong quá trình sinh đẻ.
* Phương pháp ngoại xoay thai
“Trước đây, chúng ta thường sử dụng phương pháp ngoại xoay thai (ECV) để giúp thai nhi xoay đầu đúng tư thế.
Tuy nhiên, phương pháp này hiện nay không còn mấy ai áp dụng vì có rất nhiều nguy hiểm”, bác sỹ Hà nhấn mạnh. Theo đó, phương pháp này chỉ được tiến hành khi thai nhi ở tuần thứ 37, các bác sỹ sẽ tiêm thuốc làm giãn tử cung của thai phụ là tác động, xoay thai về vị trí thuận. Tuy nhiên, phương pháp này có rất nhiều rủi ro như: giảm nhịp tim thai, nhau thai bị đứt khỏi thành tử cung, dây rốn quấn cổ thai nhi. Khi đó, thai phụ bắt buộc phải sinh mổ.
* Nằm chúc ngược
Bên cạnh đó, nhiều thai phụ còn thực hiện theo phương pháp tự nhiên như nằm chúc đầu thấp xuống phía dưới, mông đẩy lên cao trong khoảng 5-10 phút. “Tuy nhiên, cách làm này cũng không thực sự có nhiều tác dụng, nhiều khi còn nguy hiểm cho thai nhi nên hiện nay cũng ít người áp dụng”,
2. Lời khuyên của chuyên gia
Với trường hợp ngôi thai ngược, việc “vượt cạn” của các mẹ theo phương pháp sinh thường hay sinh mổ sẽ do bác sỹ chỉ định, tùy thuộc vào tình hình, thể trạng của từng sản phụ. Các yếu tố chính cần được xem xét: tuổi của thai phụ (thông thường, thai phụ trên 30 tuổi sẽ đẻ mổ), những đặc điểm của bộ phận sinh dục, kích thước vùng xương chậu của thai phụ, độ mở của tử cung, trọng lượng ước tính của thai nhi.
Mẹ đừng quá lo lắng, đây là hiện tượng rất tự nhiên bình thường và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe mẹ và bé. Hãy đến kiểm tra và làm theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa nhé!