Mang thai

Bệnh thủy đậu kiêng những gì, có được tắm không?

Trẻ bị thủy đậu cần tránh ra gió, kiêng ăn hải sản và các loại thức ăn có vị tanh, sữa, kiêng tắm nước lạnh và tuyệt đối không được gãi khi ngứa làm vỡ vết thương dễ bị nhiễm trùng, sẹo lõm về sau.

Thủy đậu ở người lớn bao lâu thì khỏi?

Bệnh thủy đậu xuất hiện với các nốt ban gây ngứa và lan từ thân lên cổ, mặt và các chi. Kéo dài từ 7 đến 10 ngày, các nốt ban chuyển từ các nốt sưng màu đỏ sang các chỗ phồng rộp chứa dịch (mụn nước), khô đi và đóng vảy. Các mụn nước có thể xuất hiện trên miệng, da đầu, xung quanh mắt hoặc trên bộ phận sinh dục và có thể rất ngứa.

thuy-dau-bao-lau-thi-khoi

Chu kỳ này có thể tự lặp lại ở các vùng khác trên cơ thể, cuối cùng thì, khoảng 2 tuần sau, tất cả sẽ lành lại. Bệnh này có thể lây lan mạnh cho đến khi tất cả các mụn nước khô đi và không có mụn mới xuất hiện trong một ngày. Điều không may là virut đã có thể lây lan ít nhất một ngày trước khi các nốt ban xuất hiện.

Ở trẻ em đã được tiêm một liều vacxin thủy đậu, thì bệnh thủy đậu có thể xuất hiện nhưng ở dạng nhẹ và ngắn kéo dài từ 3 đến 5 ngày với tổng cộng dưới 30 nốt ban. Những nốt ban ngày vẫn có thể lây bệnh cho những người mà hệ miễn dịch chưa miễn nhiễm với bệnh. Gần đây, người ta khuyến cáo rằng nên tiêm hai mũi vacxin ngừa bệnh thủy đậu để có thể loại trừ hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh, kể cả dạng nhẹ.

Bệnh thủy đậu kiêng những gì?

Kiêng gãi, làm vỡ nốt thủy đậu

Để bệnh thủy đậu nhanh chóng được cải thiện, các phụ huynh nên tìm cách ngăn trẻ gãi hay làm vỡ các nốt thủy đậu. Để hạn chế khả năng này có thể xảy ra các mẹ nên cắt hết móng tay của trẻ, giữ cho da của các bé luôn khô và sạch đồng thời cũng nên mặc các loại quần áo mềm mại để tránh cọ sát vào da. Vì những nốt thủy đậu khi bị vỡ không chỉ để lại sẹo xấu mà còn làm lan nhanh mụn sang những vùng da khác.

Cách ly trẻ với chốn đông người

Thủy đậu là một trong các bệnh lý lây qua đường không khí từ người này sang người khác. Ngay từ khi da xuất hiện các vết đỏ hồng, virus đã có khả năng lây sang những người xung quanh. Vậy nên, trong thời mang mắc bệnh thủy đậu (khoảng từ 1-2 tuần), tốt nhất nên cho trẻ tránh xa những chỗ đông người.

Dùng riêng đồ dùng cá nhân

Nhiều người khi mắc bệnh thường băn khoăn không biết bệnh thủy đậu kiêng những gì. Theo các chuyên gia cho biết do bệnh dễ lây truyền nên trong quá trình trẻ mắc bệnh, cha mẹ nên để riêng những đồ dùng cá nhân của trẻ, đặc biệt là khăn mặt, bát đũa, nước uống,…Những đồ dùng như quần áo, khăn mặt của bé cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng hay là ủi.

Kiêng ăn thực phẩm có chất tanh

Trong chế độ ăn uống của trẻ thì bệnh thủy đậu kiêng những gì? Khi bị thủy đậu, tuyệt đối không nên cho bé ăn các loại thực phẩm tanh như hải sản, thịt gà, thịt vịt và thịt bò. Thay vào đó nên ăn các loại thức ăn lỏng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ calo và chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.

Kiêng gió

Như ông bà ta thường nói, những người bị thủy đậu cần kiêng nước và gió, là bởi vì như vậy để tránh làm cho các chất bẩn trên da đi qua các vết loét và thấm sâu gây nhiễm trùng da. Vì vậy, khi trẻ bị bệnh, phụ huynh chỉ nên sử dụng nước ấm và khăn mềm để lau người cho trẻ sạch. Và lưu ý khi lau rửa phải nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh đến các nốt thủy đậu gây vỡ và nhiễm trùng. Sau khi lau, cha mẹ nên sử dụng khăn mềm để thấm khô người cho trẻ.

Bệnh thủy đậu có tắm được không?

Nhiều cha mẹ cho rằng khi bé bị thuỷ đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ. Đây là một sai lầm. Có nhiều trẻ bị biến chứng viêm da bội nhiễm, nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết vì không giữ vệ sinh tốt, phó giáo sư Bùi Đức Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết.

Thay vào đó, cha mẹ tắm cho con bằng nước ấm, chú ý không tắm lâu như khi trẻ khỏe mạnh.

Ngoài ra, chú ý giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay. Với trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột talc hoặc phấn rôm vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa. Tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.

Bên cạnh đó cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng, súc miệng bằng nước sát trùng. Ban bị phỏng có thể mọc trong miệng vỡ ra, gây bội nhiễm làm trẻ không ăn được. Khi đó nên tư vấn bác sĩ để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ chống lại bệnh tật.

tu khoa

  • bệnh thủy đậu lây qua đường nào
  • bệnh thủy đậu có bị 2 lần không
  • thủy đậu ở người lớn bao lâu thì khỏi
  • thuy dau tieng anh la gi
  • benh thuy dau tieng anh goi la gi
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close