Mang thai
Bầu bị táo bón thì phải làm sao hết?
Chào bác sĩ! Em đang cảm thấy lo lắng vì đang mang thai được 26 tuần thì thường xuyên bị táo bón. Mỗi lần đi e đều phải rặn, dẫn đến chảy máu. Em muốn hỏi bầu bị táo bón thì phải làm sao hết? Hiện tại sức khỏe em yếu, cảm thấy mệt mỏi, chẳng muốn ăn. Mong bác sĩ tư vấn. (Minh Tâm, 27 tuổi)
Bác sĩ Đỗ Thanh – Khoa sản, bệnh viện Trung ương tư vấn
Táo bón không phải là bệnh lý mà là triệu chứng thường gặp phổ biến ở người đang mang thai. Bị táo bón là nỗi ám ảnh lớn của hầu hết các bà mẹ. Vậy bầu bị táo bón thì phải làm sao hết?
Nguyên nhân bầu bị táo bón?
Có nhiều nguyên nhân gây táo bón thai kỳ do tác dụng phụ của vitamin, chế độ dinh dưỡng và sự thay đổi hormone,…Do quá trình mang thai, cơ thể mẹ sản sinh ra nhiều hormone progesterone hơn làm cho thức ăn được duy trì lâu hơn ở hệ tiêu hóa.
Mang thai khiến ruột chịu một áp lực lớn do thai nhi ngày càng lớn sẽ chiếm một khoảng trống làm cho chất thải khó đi qua đường ruột để ra ngoài.
Viên uống bổ sung sắt thường xuyên sẽ có tác dụng phụ gây táo bón. Bên cạnh đó, mẹ bầu lại ít vận động dẫn đến thức ăn không thể đi vào hệ tiêu hóa. Chế độ dinh dưỡng lại ít chất xơ và cảm xúc thay đổi thấy thường,… là các lý do dẫn đến tình trạng táo bón.
Tác hại của việc táo bón khi mang thai
Bà bầu bị táo bón sẽ có cảm giác khó chịu, không ăn được nhiều thức ăn dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, táo bón còn khiến mẹ bầu gặp phải các vấn đề khác:
• Bệnh trĩ: Táo bón khiến mẹ đi ngoài phải ngồi lâu, thường sẽ rặn làm cho các tĩnh mạch xung quanh trực tràng và hậu môn bị giãn hoặc sưng lên. Chúng có thể gây đau, ngứa và chảy máu.
• Nứt kẽ hậu môn: Khi bị táo bón nặng, phân thường sẽ khô, cứng nếu cố rặn sẽ làm rách hậu môn gây chảy máu.
• Ảnh hưởng đến thai nhi: Bà bầu bị táo bón nặng sẽ chán ăn, ăn không ngon, về lâu dài dẫn đến thiếu chất làm cho thai nhi cũng không cung cấp đủ dinh dưỡng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, khiến bé sinh ra dễ bị thiếu cân, còi cọc.
Bầu bị táo bón thì phải làm sao?
1. Bổ sung nước
Việc uống đủ nước là cực kì quan trọng và cần thiết trong quá trình mang thai. Bởi nước có công dụng làm mềm phân, nếu phân không đủ nước sẽ dẫn đến khô và cứng khó thải được ra ngoài. Chính vì vậy, khi mang bầu, các mẹ có thể uống 2 lít nước/ngày. Lưu ý 2 thời điểm quan trọng để uống nhiều nước vào buổi sáng và tốt. Việc uống nhiều nước còn giúp nước ối được trong.
2. Điều chỉnh chế độ ăn uống
– Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin, tốt cho hệ tiêu hóa như dâu tây, cam, lê, và các loại thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, rau mồng tơi, đu đủ, chuối, nho,… có tác dụng điều trị táo bón hiệu quả.
– Mẹ bầu nên giảm ăn lượng canxi và sắt nếu như đang bị táo bón vì canxi được bổ sung nhiều khiến cho việc tiêu hóa sẽ kém.
– Tránh ăn các thực phẩm dễ dẫn đến táo bón như bánh kẹo, bánh mỳ,….
– Bà bầu nên uống một cốc sữa ấm hoặc bột ngũ cốc trước khi đi ngủ.
– Cần tránh sử dụng các chất kích thích (cà phê, rượu bia, đồ có ga,…) vì sẽ làm cho tình trạng táo bón nặng hơn.
3. Chế độ sinh hoạt hợp lý
– Cùng với việc có một chế độ ăn uống lành mạnh, các mẹ cũng nên vận động cơ thể để giúp hạn chế táo bón. Mỗi ngày, các mẹ có thể vận động khoảng 20 phút với các môn thể thao phù hợp cho bầu như đi bội, yoga, bơi lội,…
– Mẹ bầu nên tập thói quen ngủ sớm, hạn chế dùng điện thoại.
– Tập thói quen đi đại tiện đều đặn, cách tốt nhất đó là đi vào buổi sáng.
– Không nên rặn nhiều vì nếu rặn nhiều không những làm bệnh nặng thêm mà còn ảnh hưởng đến thai nhi.
Bầu bị táo bón thì phải làm sao hết? Hy vọng rằng với các thông tin trên đã giúp bạn Tâm có thêm kiến thức khi bị táo bón. Hãy áp dụng một chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi, táo bón sẽ được đẩy lùi nên bạn không cần phải lo lắng. Chúc 2 mẹ con mạnh khỏe!