40 tuần thai

Bạn có biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Thai nhi khi nằm trong bụng mẹ sẽ có hướng đầu hướng lên trên, chân xuống dưới. Nhưng khi cuộc vượt cạn đến gần, hầu hết các thai nhi sẽ quay đầu ngược lại, hướng đầu xuống dưới để dễ dàng thoát ra khỏi bụng mẹ. Nhưng hầu hết các mẹ đều không nắm được thời điểm thai nhi quay đầu.


Một vấn đề mà mẹ thường quan tâm trong thời gian gần vỡ ối là các dấu hiệu và thời điểm bé quay đầu. Vậy, thời gian quay đầu của thai là khi nào?

Thời điểm thai nhi quay đầu


Thời điểm này phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng và số lần sinh của mẹ, thường thì thai sẽ quay đầu ở tuần thứ 35 của thay kỳ.

  • Nếu là con đầu lòng thì thai sẽ quay đầu tuần thứ 35 như thường lệ
  • Từ thai thứ 2 đến thứ 3, thai nhi sẽ quay đầu ở tuần 36 hoặc 37
  • Trường hợp khác, thai có thể quay đầu sớm hoặc trễ hơn thời gian bên trên

Một số trường hợp ngoại lệ, thai không chịu quay đầu mà đến tuần thứ 40 mới bắt đầu đổi chiều, hay phôi thai ngược vì thai không chịu quay đầu. Những trường hợp như thế này bạn nên cần sự hỗ trợ của bác sĩ để bảo vệ mẹ và bé.

Bí quyết giúp mẹ hỗ trợ thai nhi quay đầu dễ dàng


Nếu đến tuần thứ 35 trong thai kỳ mà thai chưa quay đầu, mẹ nên giúp đỡ bé bằng những động tác đơn giản sau:

  • Nên vận động nhẹ và đều đặn, tránh ngồi một chỗ.
  • Đi bộ quanh nhà vào mỗi buổi sáng giúp hấp thụ vitamin D và làm giãn cơ.
  • Tập thể dục cho phần hông như xoay hông, đứng lên ngồi xuống.
  • Thực hiện tư thế bò nhẹ nhàng mỗi ngày giúp thai cử động hỗ trợ quay đầu.
  • Nằm nghiêng khi ngủ hoặc nghỉ ngơi giúp thai xoay chuyển, không thụ động.

Dấu hiệu của mẹ khi thai nhi quay đầu

Từ khi cấn thai cho đến lúc hạ sinh ra bé yêu, mẹ thường có những thay đổi theo từng giai đoạn thai kỳ. Và mẹ sẽ vui mừng vì sắp được gặp hình hài bé bỏng khi có những biểu hiện này.

  • Nặng phần bụng dưới vì thai quay đầu sẽ ghì phần dạ dưới nhiều.
  • Áp lực vùng chậu gia tăng, mẹ có cảm giác xương chậu nở ra, hơi thốn, đi vệ sinh nhiều lần.
  • Đau lưng dưới vì thai sẽ gây ra một lực đè lên xương chậu và phần lưng dưới.
  • Chất dịch thay đổi có thể nhầy và kết dính hơn, một số mẹ còn chảy máu ở giai đoạn này.
  • Chân phù do thể trọng toàn bên trên dồn cả vào chân.
  • Đau thắt tử cung và phần dạ dưới tương tự đau bụng kinh nguyệt.

Ngoài những dấu hiện bên trên và biểu hiện rắc rối hơn như máu chảy nhiều, thai cử động bất thường thì mẹ nên gặp ngay bác sĩ thăm khám thai.

Tất cả những thông tin cung cấp bên trên chắc chắn sẽ giúp mẹ hiểu và quan sát thai nhi dễ dàng hơn. Mẹ cần thực hiện những động tác thể dục nhẹ để giúp thai quay đầu tốt nhé. Tuy nhiên nên nhờ bác sĩ theo dõi thường xuyên và thực hiện đúng chỉ dẫn góp phần bảo vệ, chăm sóc bé yêu.

 

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close