Bài thuốc quý

Cây chùm ngây chữa bệnh gì, có tác dụng gì?

Cây chùm ngây có nhiều tác dụng đặc biệt tốt cho da, máu, cơ bắp, phòng ngừa ung thư, loãng xương. Thuốc từ cây chùm ngây chữa được bệnh u xơ tuyến tiền liệt, suy nhược cơ thể, thuốc ngừa thai. Lưu ý không sử dụng cây chùm ngây cho phụ nữ có thai.

Cây chùm ngây nhận biết như thế nào?

Cây chùm ngây là một loại rau ăn lá, hình dáng giống như rau ngót, chúng còn là nguyên liệu chữa bệnh khá phổ biến có nguồn gốc từ Nam Á. Chúng khá nổi bật không chỉ bởi đặc tính dinh dưỡng đa dạng mà còn đa dạng cả về tên gọi. Trong tiếng anh, cây chùm ngây còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau, nào là: cây cải ngựa (Horseradish tree), cây dùi trống (Drumstick tree), cây dầu bel(Bel-oil tree), cây thần dịu, cây ba đậu dại. – Loại cây này có rất nhiều lợi ích về mặt xã hội và y học, do đó một số thông tin trên báo đài quá đề cao cây này. Chúng là cây thuốc nam đã được rất nhiều người sử dụng từ nhiều đời, đặc biệt khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận.

tac-dung-chua-benh-cay-chum-ngay

Về đặc điểm nhận biết của cây chùm ngây với cây rau ngót bạn cần để ý một chút đến hình tượng của cây này, chùm ngây có thân tròn, lá gần giống lá điệp, là loại lá kén lông chim, đối xứng 3 lần, có khoảng 6 – 9 lá con tròn hình trứng. Hoa nhìn trông giống hoa Đậu, quả chùm ngây dạng nang treo, gần giống quả đậu đũa, to bằng ngón tay cái, dài hơn 1 gang tay, khi non ăn rất ngon. Hạt Chùm Ngây cũng giống như hạt đậu, hình tròn, có màu đen, có thể sử dụng làm hạt giống Chùm Ngây để trồng. – Chùm Ngây có thể sử dụng lá non, cành, hoa, quả có thể chế biến làm rau ăn hàng ngày rất tốt. Thành phần dinh dưỡng trong lá cao hơn các thành phần còn lại cũng như các thực phẩm.

Cây chùm ngây có tác dụng, chữa được bệnh gì?

3 công dụng của cây chùm ngây

1. Tốt cho cơ bắp, sụn, xương, da và máu:

Lá của cây chùm ngây rất giàu các axit amin. Nó có chứa 18 axit amin, trong đó có 8 axit amin thiết yếu (ISoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalaine, threonine, tryptohyan, valine) nên loài cây này chứa protein “hoàn hảo’ và là một loại cây rất hiếm trong thế giới thực vật.

2. Phòng ngừa loãng xương:

Trong cây chùm ngây có chứa hàm lượng canxi, magie, cao, vì thế tác dụng cây chùm ngây là hỗ trợ giúp xương chương chắc khỏe. Đối với xương, canxi là một thành phần không thể thiếu, một khi thiếu canxi, xương sẽ có nhiều dấu hiệu lão hóa và còn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, còn magie có tác dụng hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi dễ dàng hơn. Vì vậy, để giúp xương chắc khỏe mọi người có thể bổ sung cây chùm ngây bằng ăn rau, hoặc dùng rễ, thân để pha trà uống thường xuyên. Cây chùm ngây đặc biệt tốt cho những ai muốn phòng ngừa loãng xương, những bệnh về xương khớp.

3. Giúp phòng ngừa ung thư, thoái hóa điểm vàng và xơ nang:

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra trong lá cây chùm ngây có đến 46 chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C và vitamin A, 2 loại vitamin này có hàm lượng cao trong cây, nó còn cao hơn một số loại trái cây khác. Với những chất chống oxy hóa quan rọng này, sẽ giúp con người ngăn chặn, trung hòa các tác động tàn phá của gốc tự do. Giúp bảo vệ khỏi bệnh ung thư, và một số bệnh thoái hóa.

7 bài thuốc từ cây chùm ngây

Bài thuốc 1: Trị u xơ tiền liệt tuyến:

(Bệnh nhân tiểu khó, tiểu rắt (nhắt), đang tiểu bị ngắt giữa dòng, dòng tiểu bị giảm đột ngột)

  • Vỏ cây chùm ngây 50g -Dây Sống chua (Lá nấu canh chua, mọc nhiều ở Quảng ngãi)50g Xắt nhỏ, phơi khô, sao vàng. Nấu nước uống hằng ngày. Liên tục 1-2 tháng.
  • Dùng 100gr rễ chùm ngây tươi và 80gr lá trinh nữ hoàng cung tươi (hoặc dùng rễ chùm ngây khô 30gr và lá trinh nữ hoàng cung khô 20gr). Đem nấu với 2 lít nước, nấu còn lại nửa lít thuốc. Uống ấm 3 lần trong ngày.

Bài thuốc 2: Trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan

Mỗi ngày dùng 150gr lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày.

Bài thuốc 3: Trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm giảm acid uric, ngăn ngừa sỏi oxalate

Mỗi ngày dùng 100gr rễ chùm ngây tươi (hoặc 30gr khô) rửa sạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày.

Bài thuốc 4: Chữa phụ nữ sinh xong, đau dạ con (Tử cung co bóp)

Rễ cây Chùm ngây 100g rửa sạch, thái mỏng, phơi khô sao vàng, hạ thổ. Sắc với 250ml nước , còn 150ml nước thuốc , chia làm 2 lần. Uống lúc đói.

Bài thuốc 5: Lắng nước, lọc nước

Dùng 2 trái chùm ngây tươi đã có hột già. Lấy hột giã nát quậy đều 5 phút với 3 lít nước đục vùng lũ lụt, nước đục ở ruộng, ao, hồ. Để lắng 2 giờ thì có nước trong dùng được.

Bài thuốc 6: Dưỡng da

Tại Mỹ và các nước Âu châu, cây Moringa được sử dụng rộng rãi trong công nghê dưỡng da , mỹ phẩm cao cấp. Cách dùng đơn giản: các bà các cô có thể áp dụng ngay: giã nhuyễn 20gr lá, để không hoăc trộn với dầu lấy từ hat Moringa thoa đắp 2 lần, mỗi lần 7 phút, trong một ngày , trong một tuần sẽ thấy hiệu nghiệm. (kinh nghiệm) ( lưu ý : không nên ủ đắp trên da mặt quá lâu trên 10 phút )

Bài thuốc 7: Thuốc ngừa thai của dân tộc Raglay

Cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150g) rửa sạch băm nhỏ nấu với 2 lít nước còn nửa lít thuốc chia uống 2 lân trong ngày. Phụ nữ Raglay trong tuổi sinh đẻ nếu uống nước sắc rễ chùm ngây thì không có con.

Lưu ý gì khi sử dụng cây chùm ngây

Theo bác sĩ Lê Thúy Tươi trả lời trên báo Tuổi Trẻ: Khi có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Vì thế các nhà khoa học nhắc nhở “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”.

  • cây chùm ngây trị bệnh gì
  • cách sử dụng cây chùm ngây
  • công dụng của thân cây chùm ngây
  • tác hại của cây chùm ngây
  • rau chùm ngây có tác dụng gì
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close