40 tuần thaiMang thai
Bà bầu bị cảm cúm có sao không?
Mang thai bị ho, cảm cúm do virus có thể gây dị tật thai nhi nhất là giai đoạn 3 tháng đầu. Mẹ bầu không được dùng kháng sinh, thuốc cảm cúm mà cần trị bằng thảo dược theo các bài thuốc dân gian để không ảnh hưởng đến bé.
Bị cúm nhẹ khi mang thai 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi?
Virus cúm và các loại virus khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi, khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai thì nguy hiểm càng tăng lên. Tuy vậy, không phải tất cả các loại virus đều gây dị tật
Qua nghiên cứu ở nhiều nước, người ta đã thấy rõ virus gây bệnh Rubella có khả năng gây dị tật cho thai với tỷ lệ cao ở giai đoạn đầu mang thai (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh…). Vì thế, các bác sĩ sản khoa thường khuyên người có thai trong thời kỳ đầu không may bị nhiễm bệnh này nên phá thai.
Còn virus cúm nói chung, các tài liệu khẳng định, khi người mẹ bị nhiễm cúm nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể làm cho thai bị lưu và gây sảy thai.
Có tài liệu cho rằng bà bầu bị cảm cúm có thể gây sứt môi, đục thủy tinh thể mắt cho thai, nhưng không đưa ra các tỷ lệ gây dị tật có tính thuyết phục. Bạn nên biết rằng với những thai kỳ bình thường, người mẹ không hề có bệnh tật gì trong lúc có thai, thì tỷ lệ dị tật các loại trên thai nhi đã có từ 1-2% trong tổng số thai nhi được sinh ra. Vì thế, những thai có dị tật ở những bà mẹ có tiền căn bị cúm trong thời kỳ đầu của thai nghén rất có thể không phải do virus cúm gây ra.
Nếu bà bầu bị cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu, các thai phụ cũng không nên quá lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp và nên thường xuyên đi khám thai đều đặn, theo dõi sự phát triển của thai bằng siêu âm. Với các máy siêu âm 4 D hiện đại ngày nay, bác sĩ có thể phát hiện sớm các dị tật của thai như sứt môi, tay chân khoèo, thoát vị rốn, thoát vị đốt sống…hay dị tật ở tim, ở thận, ruột hay ở não… Việc bỏ thai hay không phải cần được cân nhắc kỹ và nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sản.
Bà bầu có được uống thuốc cảm cúm không?
Lưu ý quan trọng nhất là mẹ bầu không được tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của thầy thuốc. Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi nếu mẹ bầu uống. Có thể kể tên một vài loại thuốc được liệt vào danh sách “chống chỉ định với phụ nữ mang thai” như:
- Thuốc kháng virus cúm Tamiflu, Flumadine,… có khả năng gây ra khuyết tật bẩm sinh.
- Thuốc Aspirin gây chảy máu thai nhi.
- Thuốc tiêu đờm Guaifenesin và giảm ho Dextromethorphan thường chứa trong các loại siro ho cúm, có thể dẫn đến các biến chứng khi mang thai, sảy thai,…
Chính vì vậy, khi bị cúm, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để nhận được những lời khuyên tốt nhất về cách điều trị vào tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.
Cách dân gian trị cúm cho bà bầu hiệu quả
Trước khi uống thuốc theo đơn của bác sĩ, mẹ bầu có thể áp dụng một vài bài thuốc dân gian để điều trị cúm ở mức nhẹ:
- Tỏi: Ăn tỏi thường xuyên có tác dụng phòng và điều trị cúm rất tốt. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống nấm, vi khuẩn, virus, tăng sức đề kháng cho cơ thể mẹ. Tỏi rất an toàn với mẹ bầu và không gây ảnh hưởng gì tới thai nhi.
- Nước chanh: Nước chanh chứa nhiều vitamin C và giúp làm giảm sự đau rát, sưng tấy hay dịch nhầy ở cổ họng. Nước chanh pha với một vài giọt mật ong là bài thuốc chữa cúm hiệu quả cho phụ nữ có thai.
- Muối ăn: Mẹ bầu có thể pha muối ăn (loại muối biển) với nước ấm và một chút nghệ để xúc miệng hàng ngày vào buổi sáng, tối. Dung dịch này giúp tăng cường khả năng chống viêm, giảm sưng tấy.
tu khoa
- bà bầu có được uống thuốc cảm xuyên hương
- tác dụng của cảm xuyên hương
- bạch địa căn có dùng được cho bà bầu
- bà bầu bị cúm uống thuốc gì