Bệnh lý

Xét nghiệm CRP là gì?

Xét nghiệm CRP là xét nghiệm phản ứng protien để đánh giá mức độ viêm đối với dạng bệnh viêm nhiễm như: viêm ruột, nhiễm trùng, đánh giá nguy cơ tim mạch, cholesterol trong máu.

Xét nghiệm CRP là gì?

Xét nghiệm CRP là xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C (C – reactive protein [CRP]). CRP là một glycoprotein được gan sản xuất có đặc điểm là kết hợp với polysaccharide C của phế cầu, bình thường không thấy protein này trong máu. Tình trạng viêm cấp với phá hủy mô trong cơ thể sẽ kích thích sản xuất protein này và gây tăng nhanh nồng độ protein phản ứng C trong huyết thanh.

xet nghiem crp la gi

Có hai loại protein phản ứng C có thể định lượng được trong máu:

  • Protein phản ứng C chuẩn (standard CRP): đánh giá tình trạng viêm tiến triển.
  • Protein phản ứng C siêu nhạy (high – sensitivity CRP [hs – CRP]) chất này được coi như chất chỉ điểm đối với tình trạng viêm mạch cấp độ thấp.

Xét nghiệm CPR để làm gì?

CRP điển hình sẽ tăng trong vòng 6 giờ kể từ khi có tình trạng viêm, điều này cho phép xác định tình trạng viêm sớm hơn nhiều so với khi sử dụng tốc độ máu lắng. Giá trị của CPR không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nồng độ globulin máu và hematocrit nên có giá trị khi nồng độ globulin hoặc hematocrit máu.

doc-ket-qua-xet-nghiem-crp

 Chỉ định xét nghiệm CRP thường thấy để

  • Đánh giá mức độ tiến triển của phản ứng viêm nhất là đổi với bệnh lý mãn tính như bệnh lý ruột do viêm, viêm khớp và các bệnh tự miễn.
  • Đánh giá một nhiễm trung mới như trong viêm ruột thừa và các tình trạng sau mổ.
  • Theo dõi đáp ứng với điều trị của các tình trạng bệnh lý nhiễm trùng (nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn) và viêm.
  • Protein phản ứng C siêu nhạy (hs – CRP) là một yếu tố chính gây tình trạng xuất hiện và đứt rách mỏng ở mạch.
  • Thăng nồng độ hs –CRP dự báo bệnh nhân có nguy cơ tăng vác sự cố. Vì vậy xét nghiệm này được dùng để đánh giá các nguy cơ bị các sự cố tim mạch khi nó được làm đồng thời với các xét nghiệm đanhgs giá nguy cơ mạch vành khác như định lượng nồng độ cholesterol máu.

Đọc kết quả xét nghiệm CRP như sau

CRP để đánh giá tình trạng viêm:

– Giới hạn bình thường 0 -10 mg/dl hay <10mg/l

* Hs –CRP: để đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch:

  • < 1.0 mg/l: nguy cơ thấp
  • 1,0-3,0 mg/l: nguy cơ trung bình
  • >3.0 mg/l: nguy cơ cao nhất

* Tham chiếu (menthod menu – Cobas C311 – C502)

– Tăng nồng độ protein phản ứng C (CRP) gặp trong:

  • Viêm tụy cấp;
  • Viêm ruột thừa ;
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn;
  • Bỏng;
  • Tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng;
  • Bệnh lý ruột do viêm (ví dụ: viêm loét đại tràng);
  • Viêm khớp dạng thấp tiến triển;
  • Tình trạng nhiễm trùng nặng (sepsin);
  • Bệnh lupus ban đỏ hệ thống;
  • U lympho;
  • Nhồi máu cơ tim;
  • Bệnh lý viêm của tiểu khung chung;
  • Viêm động mạch tế bào khổng lồ;
  • Lao tiến triển.

Xét nghiệm CRP ở đâu tại Hà Nội?

Xét nghiệm CRP tại Bệnh viện Hữu Nghị

  • Địa chỉ: 1 Trần Khánh Dư, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Giờ làm việc: Từ thứ 2 tới chủ nhật

Xét nghiệm CRP tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

  • Địa chỉ: số 42 – 44 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội

Xét nghiệm CRP tại Khoa Khám bệnh tự nguyện – Bệnh viện tim Hà Nội

  • Địa chỉ: 92 Trần Hưng Đạo , Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giờ làm việc: Luôn mở 24/24h

tu khoa

  • crp duong tinh co nguy hiem khong
  • crp dương tính có sao không
  • crp duong tinh co nguy hiem khong
  • crp dương tính có sao không
  • xét nghiệm crp dương tính
  • chỉ số crp trong máu duong tinh 2017
  • crp duong tinh co nguy hiem khong
  • crp binh thuong bao nhieu
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close