40 tuần thai

Thai nhi tuần 25 – Mẹ bầu mang thai cần biết, ăn gì,nặng bao nhiêu

Đây là tuần mà hai từ Mẹ nghĩ đến nhiều nhất là “Mỏi” và “Ê ẩm”. Lưng, xương chậu, tất cả các phía của bụng, và thậm chí là cả chân cũng đều đau nhức vì những tác động của hoóc-môn thai kỳ lên các mô liên kết trong cơ thể. Nhưng cũng là dấu hiệu để Mẹ biết rằng con đang phát triển khoẻ mạnh cùng Mẹ!

Phát triển ở bé – Mang thai tuần 25

Trong tuần này, bé nặng khoảng 680g và có chiều dài bằng một bông súp lơ (cauliflower). Hai bàn tay của bé đã phát triển đầy đủ, bé thậm chí có thể nắm bàn tay lại. Các liên kết thần kinh tiếp tục phát triển và bé đã biết sử dụng hai bàn tay để khám phá môi trường.

Thay đổi của mẹ – Mang thai tuần 25

Trong tuần thứ 25 của thai kỳ và các tuần tiếp theo, cơ thể của Mẹ tiếp tục có những thay đổi:

Dạ con của Mẹ phình to qua rốn, lên đến gần ngực.
Huyết áp của Mẹ sẽ trở về mức trước khi mang thai. Dung tích phổi của Mẹ tăng lên nên việc Mẹ thở nhanh hơn hoặc cảm thấy hơi khó thở là điều bình thường Mẹ nhé! Chỉ cần Mẹ lưu ý nhịp thở của mình khi vận động để không bị mệt mỏi khó thở là được.

Mẹ cần làm gì – Mang thai tuần 25

Mẹ đã chuẩn bị cho thời gian nghỉ thai sản của mình chưa? Mẹ nên gửi đơn xin nghỉ thai sản muộn nhất là vào tuần 25 để cả Mẹ lẫn các đồng nghiệp có sự chuẩn bị tốt khi Mẹ nghỉ để chăm sóc bé Mẹ nhé!

Thai 25 tuan : Những lưu ý về thai nhi 25 tuần cần biết
Những điều cần biết khi mang thai tuần 25

Dinh dưỡng – Mang thai tuần 25

Mẹ nghe mọi người chia sẻ về các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng từ thảo dược hoặc dược phẩm có lợi cho bà bầu, tuy nhiên Mẹ không biết rằng sử dụng chúng có an toàn hay không? Mẹ nên tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ chế phẩm bổ sung dinh dưỡng từ thảo dược nhé!

Vận động – Mang thai tuần 25

Trong tuần thứ 25 của thai kỳ, tự chăm sóc là điều ưu tiên. Mẹ cần tiếp tục tìm cho mình các phương cách giảm nhẹ các triệu chứng thai kỳ thường gặp, chẳng hạn như đau lưng.
Nếu Mẹ bị đau lưng trong tuần thứ 25 của thai kỳ, thử tập một tư thế kéo căng nhẹ. Bài tập này cũng có thể làm mạnh và kéo căng vùng lưng, khung chậu và các cơ đùi.

Chống hai bàn tay và qùy gối. Hai bàn tay nên để thẳng dưới hai vai. Hai đầu gối cách nhau khoảng 25cm
Từ từ đẩy lưng ra phía sau, đầu nhẹ hướng đến hai đầu gối, và hai mông hướng đến hai bàn chân. Hai cánh tay phải duỗi thẳng, không gồng cứng ở phần khuỷu tay.
Giữ tư thế và đếm từ 1 đến 5.
Từ từ trả về tư thế quỳ gối ban đầu.
Lập lại động tác này vài lần.

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close