Bệnh lý

Triệu chứng và cách điều trị của bệnh gout

Chào chuyên gia, tôi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thì thấy chỉ số acid uric máu hơi cao là 8,5 mg/dL. Bác sỹ cho biết là tôi có nguy cơ bị gout. Xin hỏi, tôi không thấy đau ở ngón chân hay các khớp chân thì liệu có mắc bệnh gout không? (Lâm Phong)
Trả lời:
Chào bạn!
Bạn đã đi kiểm tra sức khỏe thấy chỉ số acid uric máu hơi cao: 8,5 mg/dL. Acid uric trong máu tăng cao dễ khiến lắng đọng muối urat tại các khớp xương, gây sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp xương. Đây là yếu tố quan trọng để chẩn đoán bệnh gout.
Tuy nhiên, hiện tại, bạn chỉ bị tăng acid uric trong máu, là có nguy cơ mắc bệnh gout chứ chưa phải là đã mắc bệnh. Nồng độ acid uric trong máu tăng cao có thể do bạn ăn nhiều chất đạm. Do đó, nếu chỉ có nồng độ acid uric tăng cao thì chưa thể khẳng định mắc bệnh gout. Nếu có hiện tượng đau nhức các khớp xương hay tìm thấy tinh thể muối urat tại các ổ khớp thì khi đó bạn sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh gout.

Cách điều trị bệnh gout
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout

Để phòng ngừa bệnh gout thì bạn chú ý nên tránh uống rượu bia, hạn chế các thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật… Bên cạnh đó, bạn có thể dùng bổ sung sản phẩm thảo dược Hoàng Thống Phong với thành phần chính là trạch tả, kết hợp các thảo dược quý khác. Sản phẩm này giúp tăng cường đào thải acid uric ra khỏi cơ thể qua đường thận và giảm nguy cơ mắc bệnh gout ở những người có chỉ số acid uric trong máu tăng cao như bạn. Bạn nên duy trì dùng sản phẩm theo liệu trình từ 3-6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chúc bạn sức khỏe!
DS. Nguyễn Dịu

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close