Bệnh lý

Triệu chứng bệnh gout và cách điều trị

Nhận biết bệnh gout là đau nhức vào ban đêm, vùng da xung quanh bị tím đỏ như nhiễm trùng, viêm nhiều ở các khớp tay khớp chân… Điều trị gồm điều trị các cơn gout cấp và điều trị gout mãn tính là hai phương pháp hiệu quả và kịp thời nhất

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout là 1 dạng viêm khớp thể hiện qua những cơn đau, sưng khớp. điểm đặc thù là đau nhức, sưng, đỏ, và nóng cũng như cứng (khó cử động) trong 1 hay nhiều khớp. Không điều trị, các cơn đau cứ tái đi tái lại và có thể gây ra thương tổn khớp, gân, và các mô khác. Bệnh gout phổ biến nhất trong nam giới (trên 40).

trieu-chung-benh-gout

Nguyên nhân gây ra bệnh gout là do đâu?

Nguyên nhân gây ra Gout là vì lượng uric acid trong máu tăng cao, có thể vì cơ thể sản xuất quá nhiều uric acid, hay vì sự xuất thải uric acid do thận bị suy giảm, hoặc vì cả hai lý do. Khi chất uric acid trong máu lên cao, tinh thể uric acid kết đọng ở khớp xương và gây ra viêm khớp. Chất uric acid là sản phẩm của quá trình chuyển hoá purines có trong thức ăn và phần lớn do chính cơ thể sản xuất.

Những hiểm họa làm người ta dễ bị bệnh gout: Xử dụng thuốc lợi tiểu, thí dụ thông dụng như hydrochlorothiazide hay furosemide. Dùng vài thứ thuốc như niacin, cyclosporine… Một vài bệnh về máu như ung thư máu và bệnh dư máu . Đàn ông hơn 60 tuổi.. Gia đình đã có người bị gout. Mập mạp. Bệnh tuyến giáp trạng, bệnh thận, thiếu máu, tăng huyết áp, đái đường… Bị thương, giải phẫu, quang tuyến trị liệu… Ăn nhiều thức ăn có nhiều purin như cá sardines, gan, thận, óc (người ta gọi đây là bệnh của nhà giàu)… Uống nhiều rượu, bia.

Triệu chứng của bệnh Gout là gì?

Triệu chứng của Gout ở giai đoạn đầu

  • Nồng độ axit uric trong máu  cao nhưng lại không gây ra những triệu chứng đáng chú ý. Khi những tinh thể axit ruric này tích tụ tại 1 khớp thì thường gây ra những đợt viêm khớp cấp với biểu hiện nóng, sưng mềm và đau ở một số khớp, đặc biệt là ngón chân cái.
  • Đau nhiều đến mức không chịu nổi vào ban đêm, kéo dài đến mấy tiếng.
  • Sau khi cơn đau giảm đi, có thể nhận thấy dấu hiệu bệnh gút như bong tróc da hay ngứa, đau ở xung quanh khớp bị đau. Hầu hết, vùng da quanh các khớp này thường bị tím đỏ như nhiễm trùng.
  • Người bệnh có triệu chứng sốt, lạnh run và khó khăn trong việc cử động cơ thể.
  • Những hạt tophi nổi trên các khớp hoặc xung quanh khớp hay ở vành tai.
  • Một số trường hợp người bệnh không xuất hiện các triệu chứng bệnh Gút đầy đủ nhưng khi đã xuất hiện các triệu chứng này có nghĩa là axit uric đã tích tụ và kết tủa trong một số khớp.
  • Tuy nhiên cơn đau thường giảm trong vòng vài ngày hoặc 1 tuần rồi sau đó không xuất hiện cho đến khoảng 2 năm sau nên trong thời gian này có nhiều người tưởng đã khỏi bệnh.

trieu-chung-benh-gout-va-cach-dieu-tri

Triệu chứng của Gout ở giai đoạn muộn

  • Cơn đau khớp xảy ra thường xuyên, kéo dài và xảy ra ở nhiều khớp.
  • Người bệnh gặp những cơn đau nhẹ trong vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên cũng có thể bị những cơn đau kinh khủng dai dẳng trong vài tuần hoặc đến vài tháng. Khoảng cách những cơn đau không rõ ràng, nhưng càng để bệnh lâu thì những cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn.
  • Viêm nhiều khớp ở tay chân có thể đối xứng kèm theo nhiều cục u xuất hiện ở các khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, ngón chân, bàn chân, mắc cá, đầu gối…
  • Sưng túi dịch đệm ở khủy tay, đầu gối.
  • Lâu ngày các khớp có thể bị biến dạng, co cứng khó cử động hoặc teo cơ…
  • Nhiều người có thể bị mắc bệnh tim mạch, sỏi thận, suy thận mạn tính,…

Điều trị bệnh Gout như thế nào?

Điều trị và chống viêm khớp các đợt cấp

  • Tiến hành hạ acid uric máu để phòng những đợt viêm khớp cấp tái phát và ngăn ngừa biến chứng. Thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu, kiểm tra chức năng thận.
  • Cần điều trị viêm khớp cấp trước. Chỉ sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng thuốc hạ aicd uric máu.
  • Điều trị các bệnh lý kèm theo đặc biệt là nhóm các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo phì

Điều trị các cơn gút cấp

  • Nhóm thuốc chống viêm không steroid. Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm khá hiệu quả trong cơn gút cấp tính, song nhiều tác dụng phụ, do đó khi sử dụng phải rất lưu ý tới các chống chỉ định của nhóm thuốc. Thuốc thường dùng là: Diclofenac ống 75 mg, tiêm bắp sâu 1-2 ống/ngày, tiêm 2-3 ngày sau đó dùng sang thuốc uống (như Meloxicam 7,5 mg, piroxicam 20mg…) hoặc Felden 20 mg ống tiêm bắp 1-2 ống/ngày x 3 ngày.
  • Nhóm thuốc Colchicin. Đây là là thuốc được lựa chọn hàng đầu điều trị cơn Gút cấp, do tác dụng chống viêm chọn lọc của thuốc này mà nhiều năm nay vẫn ưa chuộng, thuốc được chỉ định dùng ngay trong 12-36 giờ đầu của cơn Gút cấp, liều dùng cần tư vấn của bác sĩ chuyên khoa do tác dụng phụ của thuốc có thể gây ỉa chảy, buồn nôn, và có nguy cơ suy gan, suy thận, suy tủy xương…
  • Nhóm thuốc Corticosteroid. Ít được sử dụng do tác dụng phụ của thuốc, tuy nhiên có thể sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt: Ở những bệnh nhân viêm nhiều khớp cùng một lúc, không đáp ứng với colchicin và thuốc chống viêm không steroid hoặc sử dụng một số chế phẩm tiêm nội khớp bị viêm.

Ngoài ra, có thể dùng một số thuốc giảm đau khác như: Paracetamol( Efferalgan, Efferalgan-codein…), bệnh nhân có thể dùng muối kiềm nabica gói 5g 1-2 gói/ngày pha nước uống hoặc có thể dùng nước khoáng có kiềm nhằm kiềm hóa nước tiểu, tránh sỏi tiết niệu.

Điều trị gút mạn tính

Điều quan trọng khi điều trị bệnh gout mạn tính là hạ axit uric máu để tránh biến chứng suy thận mạn. Thường sử dụng nhóm thuốc ức chế tổng hợp axit uric và có thể kết hợp dùng thêm colchicine tùy theo trường hợp. Có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid cho những bệnh nhân viêm khớp còn đang tiến triển.

Nếu có tổn thương thận phải chú ý đến tình trạng nhiễm khuẩn (viêm thận kẽ), tình trạng suy thận tiềm tàng, cao huyết áp, sỏi thận,… tiên lượng của bệnh gút tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận. Một số u cục (tôphi) quá to cản trở vận động có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ (tôphi ở ngón chân cái không đi giày được, ở khuỷ tay khó mặc áo,…).

Phòng tránh bệnh gout như thế nào?

  • Uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả, sữa), đặc biệt là nước khoáng có kiềm( như nước khoáng Quang Hanh..) để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu.
  • Kiêng rượu bia và các chất kích thích như ớt, cà phê, hạt tiêu.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả như xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, dưa gang, khoai tây, cà chua, măng, rau actiso. Có thể ăn trứng, sữa và các chế phẩm phomat trắng không lên men…
  • Sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh lạnh, tránh mệt mỏi cả tinh thần và thể chất (lao động quá mức, chấn thương…). Cần tập thể dục phù hợp và duy trì liên tục như: đi bộ, bơi, cầu lông, bóng bàn, đạp xe…
  • Đối với các bệnh nhân thừa cân và béo phì cần áp dụng chế độ ăn giảm năng lượng, giảm mỡ. Chế độ ăn giảm đạm ( thịt ăn không quá 150g/ngày), đặc biệt cần hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều purin như phủ tạng động vật (lòng lợn tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi)…các loại thịt có màu đỏ và các loại hải sản.

trieu-chung-benh-gout-va-cach-dieu-tri

Những lưu ý và tác dụng phụ của thuốc khi điều trị Gout

  • Trong quá trình điều trị có thể gặp một số khó khăn. Đó có thể là một số những dụng phụ của một số thuốc chữa bệnh gút như: colchicin có thể gây tiêu chảy, allopurinol gây dị ứng, các thuốc tăng thải axit uric gây sỏi thận…
  • Đặc biệt, thuốc có thể gây ra các phản ứng dị ứng ở một số bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, hoặc phản vệ, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Ngoài ra, đôi khi, một số người bệnh gút chủ quan, thiếu tuân thủ điều trị của người bệnh. Bệnh nhân gút thường chỉ dùng thuốc trong đợt cấp rồi bỏ thuốc, dẫn đến bệnh tiến triển nặng dần.

  • chữa bệnh gut đơn giản
  • cách điều trị bệnh gout
  • bệnh gút nên kiêng cữ những gì
  • nguyên nhân bệnh gút
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close