Bệnh lýNuôi con

Trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón phải làm sao?

Trẻ uống sữa ngoài bị táo bón làm ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Mẹ có thể dừng ngay loại sữa mà bé đang uống, bổ sung nước, cho bé ăn dặm thêm trái cây, rau củ xay nhuyễn,…

Triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh chưa biết nói nên việc gặp phải các vấn đề về sức thường không dễ dàng phát hiện ra, do vậy nên các bậc làm cha mẹ nên chú ý tới một số biểu hiện của bệnh như:

  • Trẻ không đi ngoài trong thời gian dài từ 3-4 ngày trở nên, khi đi ngoài thì phân cứng rắn và thành viên, trẻ phải rặn và đau nên quấy khóc dữ dội mỗi khi đi đại tiện.
  • Một số trẻ không chỉ quấy khóc la hét hoặc khóc ré lên khi đi ngoài mà còn liên tục đá chân lên ngang ngực để rặn cố loại bỏ phân ra ngoài, trẻ cũng sẽ kháng không cho mẹ thay tã một cách vô cớ bất thường.

tre-so-sinh-uong-sua-ngoai-bi-tao-bon-phai-lam-sao

Trẻ sơ sinh uống sữa ngoài bị táo bón phải làm sao?

Bé bị táo bón lâu ngày có nguy hiểm không?

  • Táo bón kéo dài thường dây nên bệnh trĩ, và ở trẻ nhỏ cũng không khác người lớn khi có thể gặp phải bệnh trĩ nếu như không ngăn chặn xử lí bệnh kịp thời.
  • Nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày khiến hệ tiêu hóa nói riêng và cơ thể nói chung thiếu những chất cần thiết, cơ thể dẫn đến thiếu chất, khiến bé bị sút cân.
  • Nhiều trẻ bị táo bón lâu ngày khiến thần kinh căng thẳng, các bé có dấu hiệu buồn bực, nóng nảy, thần kinh và trí não không được phát triển một cách tốt nhất.
  • Hãy theo dõi những biểu hiện trên để khi trẻ mắc phải bệnh này thì bạn nên biết cách xử lý bệnh sớm nhất nhé!

Cách xử lý khi bé bị táo bón hiệu quả

Đối với trẻ sơ sinh khi mắc phải bệnh táo bón do uống sữa ngoài thì mọi người nên tiến hành ngay những biện pháp giúp bệnh xảy ra ở trẻ nhanh chóng khỏi.

  • Cần dừng ngay loại sữa ngoài mà trẻ đang uống vì có thể loại sữa này không phù hợp với cơ địa của trẻ vì vậy bạn nên thay đổi loại sữa khác để cơ thể trẻ hấp thu hơn giúp trị khỏi bênh một cách hiệu quả nhất.
  • Bổ xung nước uống cho trẻ: Mỗi ngày mẹ nên cung cấp nước uống đầy đủ cho trẻ khoảng từ 100-200ml nước/ ngày (với trẻ dưới 6 tháng tuổi) và 200-300ml nước/ ngày (với trẻ 6-12 tháng tuổi). Nên bổ xung nước qua sữa mẹ hàng ngày.
  • Cho trẻ ăn thêm các thành phần trái cây chín vì trong trái cây chín có nhiều vitamin giúp nhuận tràng tốt cho đường tiêu hóa, giúp ngăn chặn tình trạng táo bón.
  • Nên xoa bụng cho trẻ: giữa các bữa ăn, mẹ có thể massage bụng trẻ theo vòng tròn quanh rốn theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 phút để kích thích nhu động ruột, giúp trẻ dễ đi ngoài hơn.

Trong trường hợp trẻ bị táo bón khoảng hơn 1 tuần mà việc điều trị bằng các cách đơn giản trên không được thì người mẹ nên lắng nghe ý kiến của bác sĩ để dùng thuốc điều trị cho bé phù hợp nhất, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bé!

Cách phòng ngừa táo bón cho trẻ

  • Vào thời điểm bé tập ngồi bô, cha mẹ cần lưu ý tạm thời ngưng việc huấn luyện nếu bé tỏ ý không thích vị trí quá mới mẻ này. Bù lại, nên khuyến khích bé một cách tích cực, ngay khi bé cảm thấy muốn đi tiêu.
  • “Hãy đảm bảo có chỗ dựa vững chắc cho bàn chân của bé, đặc biệt là khi dùng bồn cầu có kích thước của người lớn. Chỗ dựa bàn chân rất quan trọng vì chúng giúp bé cảm thấy vững chắc hơn nên có thể an tâm.
  • Ngoài ra nên chọn một thời điểm ngồi cầu nhất định ngày này qua ngày khác để tạo thói quen cho trẻ. Tốt nhất là sau bữa ăn.
  • Khi bé đến tuổi đi học, phụ huynh cần tiếp tục theo dõi việc đi tiêu của con. Cha mẹ nên theo dõi bé đi tiêu như thế nào ở nhà, đặc biệt là vào cuối tuần. Hỏi xem liệu bé có gặp vấn đề gì không khi cố gắng đi tiêu ở những nơi không phải là nhà, nếu do thời gian bị hạn chế hoặc do mắc cỡ, bạn có thể làm việc với nhà trường để tìm ra giải pháp thích hợp.
  • Với trẻ từ 4 tháng tuổi trở xuống, cha mẹ có thể cho bé uống một số loại nước trái cây để điều trị táo bón như mận, táo, lê (những loại nước trái cây khác không hiệu quả bằng). Khi bé 4-8 tháng tuổi, bé có thể uống 6-120 ml nước trái cây nguyên chất mỗi ngày, bé 8-12 tháng tuổi có thể cho đến 180 ml một ngày.
  • Nếu bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, cha mẹ có thể dùng bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo. Bé cũng có thể thử các loại trái cây có nhiều chất xơ và rau (nghiền nát) bao gồm mơ, khoai lang, lê, mận, đào, đậu, đậu Hà Lan, bông cải, hoặc cải bó xôi. Cha mẹ cũng có thể trộn nước trái cây, rau cải đã nghiền nát với bột ngũ cốc.

Từ khóa:

  • trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao
  • trẻ bị táo bón lâu ngày
  • bé bị táo bón nên uống thuốc gì
  • cách chữa táo bón ở trẻ em
  • bé bị táo bón nên uống sữa gì
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close