Bệnh lýSức khoẻ

Triệu chứng nhận biết bệnh giang mai và cách điều trị

Giang mai là bệnh xã hội phổ biển, nguy hiểm, có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, nắm được triệu chứng nhận biết bệnh giang mai và phương pháp chữa trị là cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và của cả cộng đồng.

Cùng với bệnh lậu và HIV, giang mai là chỉnh là một trong 3 bệnh lây qua đường tình dục gặp nhiều nhất và nguy hiểm nhất. Căn bệnh này có thể xảy ra ở cả nam giới lẫn nữ giới, chủ yếu xuất phát từ việc quan hệ tình dục không an toàn (bao gồm cả quan hệ bằng miệng).

trieu-chung-nhan-biet-benh-giang-mai1

Triệu chứng nhận biết bệnh giang mai

Trước khi những triệu chứng đầu tiên xuất hiện, bệnh nhân sẽ phải trải qua thời gian ủ bệnh kéo dài từ 9 – 90 ngày, tính trung bình trong khoảng 3 tuần. Ở mỗi giai đoạn, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy cơ địa từng người. Cụ thể:

– Giai đoạn đầu: Bệnh nhân thường xuất hiện các vết loét ở cơ quan sinh dục (môi âm đạo, cổ tử cung ở nữ giới và quy đầu, dương vật ở nam giới). Những vết loét này màu đỏ, bờ nhẵn, hình tròn hoặc bầu dục. Vết loét khá nông, không có triệu chứng ngứa, đau hay cháy mủ, sau 3-6 tuần sẽ biến mất. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 1-5 tuần tùy trường hợp.

– Giai đoạn 2: Trên cơ thể bệnh nhân dần hình thành các nốt ban màu hồng, tím, tập trung ở bẹn. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn gây bệnh sẽ lan vào máu, biểu hiện phổ biến nhất là lòng bàn tay, bàn chân phát ban. Giai đoạn này thường kéo dài từ 4 – 6 tuần.

– Giai đoạn 3: Bệnh nhân giang mai ở giai đoạn này tình hình sức khỏe đã suy yếu đi khá nhiều. Các tổn thương trên cơ thể tạo thành sẹo và các vết sần trên da. Vi khuẩn giang mai đồng thời cũng nhanh chóng phát triển, ăn sâu vào các cơ quan trong cơ thể, bao gồm não, gan, cơ bắp, tổ chức da thịt, hệ tim mạch… dẫn tới các bệnh cảnh khác nhau như giang mai tim mạch, giang mai thần kinh, củ giang mai… Thậm chí, bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng não bộ (tổn thương não khu trú, viêm màng não, tổn thương thoái hóa ở não).

Cách điều trị bệnh giang mai hiệu quả

Sự tiến bộ của y học đã giúp cuộc chiến chống lại các căn bệnh xã hội trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Theo đó, nếu có thể kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách thì bệnh nhân có thể triệt để loại bỏ vi khuẩn giang mai ra khỏi cơ thể. Nói cách khác, chỉ cần tích cực điều trị, bệnh giang mai có thể được chữa khỏi hoàn toàn.

trieu-chung-nhan-biet-benh-giang-mai1

Với bệnh nhân ở giai đoạn đầu, có thể điều trị dứt điểm, không gây biến chứng với một liều penicillin G tiêm bắt duy nhất. Ngoài ra, có thể sử dụng tetracycline hoặc doxycycline để thay thế.

Tuy nhiên, trường hợp đã chuyển qua thời kỳ cuối của bệnh giang mai thì cần tiêm penicillin G liều cao vào tĩnh mạch ít nhất 10 ngày hoặc thay thế bằng cetriaxone nếu người bệnh bị dị ứng penicilline G. Trên thực tế, việc điều trị ở giai đoạn này chỉ có thể kiểm soát, ngăn chặn bệnh phát triển chứ không thể cải thiện tình trạng thương tổn mà vi khuẩn giang mai đã gây ra.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh giang mai?

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” chắc chắn là câu nói luôn luôn đúng trong mọi trường hợp, mọi thời đại. Đặc biệt, với những căn bệnh “nhạy cảm” như giang mai thì việc phòng bệnh càng quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi đa số bệnh nhân đều không kịp thời phát hiện triệu chứng của bệnh, hoặc nếu có thì cũng vì tâm lý ngại ngùng mà chần chừ không dám đi khám, cho tới khi tình trạng trở nên nghiêm trọng thật sự.

Hãy nhớ rằng, giang mai là bệnh lây lan qua đường tình dục, vì thế, cách tốt nhất để phòng tránh nó là quan hệ tình dục an toàn, tránh quan hệ với gái mại dâm (kể cả đường miệng), chung thủy trong đời sống vợ chồng. Đặc biệt, khi đang điều trị bệnh không được mang thai vì căn bệnh này có khả năng lây từ mẹ sang con./.

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close