Mang thai

Thai nhi chết lưu làm sao để phát hiện kịp?

Thai nhi chết lưu làm sao để phát hiện kịp? là vấn đề được nhiều thai phụ quan tâm. Thai chết lưu thường xảy ra trong những tháng đầu, nếu không phát hiện sớm sẽ đe dọa đến tính mạng của người mẹ. 

Thai lưu là hiện tượng trứng của người mẹ đã được thụ tinh, làm tổ ở tử cung và đã tạo thành bào thai. Nhưng vì 1 số nguyên nhân khiến cho phôi thai không thể tiếp tục phát triển, không còn sự sống trong tử cung sau 48 tiếng. Thai chết lưu dễ xảy ra nhất ở 3 tháng đầu của thai kỳ, tuy nhiên cũng có một số trường hợp thai nhi lớn cũng bị chết lưu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thai nhi chết lưu?

Thai chết lưu làm sao để phát hiện kịp?
Thai nhi chết lưu làm sao để phát hiện kịp?

Nguyên nhân khiến thai nhi chết lưu

1. Xuất phát từ người mẹ

  • Béo phì: Một trong các nguyên nhân dẫn đến thai bị chết lưu là mẹ tăng cân quá nhanh, béo phì.
  • Tử cung bất thường: Những người mẹ có tử cung bị dị dạng, tử cung kém phát triển hoặc tử cung ngắn cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì thai nhi sẽ được nuôi dưỡng trong một môi trường không cân bằng.
  • Thai nghén bị nhiễm độc: Khi mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén dù ít hay nhiều cũng làm cho thai suy dinh dưỡng và chết đi. Vì thế, nếu bị ốm nghén liên tục trong thời gian dài, mẹ nên đi khám.
  • Các căn bệnh của mẹ bầu: Nếu như mẹ bầu mắc phải các bệnh về tim, gan, huyết áp cao, thiếu máu…cũng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai, gây ra tình trạng thai chết lưu.
  • Các yếu tố bên ngoài: Người mẹ đã lớn tuổi mới mang thai hoặc làm việc quá nặng, stress nặng,… sẽ khiến cho thai không được cung cấp dinh dưỡng, dẫn đến chết lưu.
Thai nhi chết lưu làm sao để phát hiện kịp?
Thai nhi chết lưu trong bụng mẹ

2. Xuất phát từ thai nhi

  • Thai nhi không lấy được dưỡng chất và không khí từ cơ thể mẹ do bánh nhau thai bị lão. Trường hợp này thai nhi dễ bị chết lưu nếu như không phát hiện sớm.
  • Thai bị bị tật như não úng thủy, phù nhau thai,… khó mà phát triển được nếu không theo dõi thường xuyên, thai dễ bị chết lưu trong tử cung mẹ.
  • Rối loạn NST: Do di truyền hoặc hiện tượng đột biến gen trong quá trình thụ tinh hoặc phát triển của phôi thai dẫn đến rối loạn nhiễm sắc thể.
  • Lượng nước ối đóng vai trò quan trọng trong quá trình thai nhi phát triển, nếu nước ối quá ít hoặc quá nhiều cũng sẽ khiến thai nhi bị chết lưu.
Thai nhi chết lưu làm sao để phát hiện kịp?
Thai nhi bị nhiễm sắc thể

Biểu hiện cho thấy thai nhi bị chết lưu

  • Tự nhiên mẹ bầu không còn thấy ốm nghén, nếu thai còn nhỏ từ 1 tháng đến 4 tháng. Nếu thai đã máy hoặc đạp, mẹ không còn nghe thấy máy hoặc cử động đạp của thai.
  • Hai bầu vú mẹ bầu không còn căng to.
  • Khi thai lưu, mẹ bầu sẽ thấy ra máu màu đen hoặc nâu ở âm đạo.
  • Bụng mẹ nhỏ dần đi, độ cao của đáy tử cung sẽ thấy không to lên. Khi thai đã chết lưu, bụng có vẻ nặng, hơi đau và đi ngoài nhiều lần.
  • Nếu thời gian thai đã chết lâu khiến cho mẹ có cảm giác chán ăn, buồn nôn, hôi miệng, toàn thân mệt mỏi, âm đạo chảy ra các chất có mủ,…
  • Khi thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ thấy tử cung sẽ nhỏ hơn tuổi thai, tim thai không còn nghe được, ra máu đen ở âm đạo. Qua nghe tim thai và siêu âm, bác sĩ sẽ chuẩn đoán được thai mới chết hay chết đã lâu.

Làm gì để giảm nguy cơ thai nhi chết lưu?

Không phải tất cả trường hợp thai lưu đều có thể phòng ngừa nhưng có một số điều sau mẹ có thể làm để tránh thai bị chết lưu:

-Tránh sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá và đồ uống có cồn.

-Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều chất rau, tránh ăn quá nhiều thịt mỡ dễ làm tăng cân.

-Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ trong trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường, huyết áp, tim mạch khi mang thai.

-Bổ sung acid folic, canxi cần thiết để giúp thai nhi phát triển.

Thai nhi chết lưu làm sao để phát hiện kịp?
Bổ sung dưỡng chất cần thiết khi mang thai

-Khi có thai nên theo dõi lịch tái khám đều đặn để nhằm phát hiện sớm các triệu chứng bất thường.

-Theo dõi cử động của thai nhi mỗi ngày nhất là từ tuần 25 trở đi. Nếu thấy bé ít đạp hoặc không đạp, nên đến ngay cơ sở y tế để khám.

Thai nhi bị chết lưu trong bụng mẹ sẽ được bác sĩ thăm khám và xác định chính xác rồi sẽ đưa ra các phương pháp để lấy thai nhi nạo, phẫu thuật lấy thai (nếu thai lớn), uống thuốc, nong,… tùy vào sức khỏe và điều kiện của mỗi sản phụ mà sẽ có phương pháp phù hợp.

 

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close