Nuôi con

Trẻ sơ sinh môi thâm có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh môi thâm là một bệnh lý thông thường hay gặp ở các bé sơ sinh khi hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện. Vậy trẻ sơ sinh môi thâm có nguy hiểm không? Có biện pháp nào để giải quyết vấn đề này? Hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!

Trẻ sơ sinh môi thâm có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh luôn cần nhận được sự chăm sóc đặc biệt, bởi cơ thể bé vẫn còn non nớt, chưa được hoàn thiện. Khi chăm sóc các con, mẹ nên thường xuyên chú ý những thay đổi của con dù là thay đổi nhỏ nhất nhưng có thể gây nguy hiểm cho con mình. Trẻ sơ sinh sinh thường mắc những bệnh như: khó thở, tím môi, đi ngoài, hay quấy khóc… và những biểu hiện khác của trẻ. Trẻ sơ sinh môi thâm cũng nằm trong các bệnh lý trẻ sơ sinh hay mắc phải, tuy nhiên nếu phát hiện sớm và điều trị thì sẽ không có những ảnh hưởng về sau cho trẻ sơ sinh.

hinh-1
Trẻ sơ sinh môi thâm cũng nằm trong các bệnh lý trẻ sơ sinh hay mắc phải, tuy nhiên nếu phát hiện sớm và điều trị thì sẽ không có những ảnh hưởng về sau cho trẻ sơ sinh.

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh môi thâm

  • Hiện tượng trẻ sơ sinh thâm môi thường gặp khi trẻ hay khóc và bị lạnh. Nếu sau thời gian được ủ ấm mà môi bé  chuyển sang hồng hào dần thì bé không gặp phải vấn đề gì đáng lo ngại.
  • Nếu trẻ sơ sinh môi thâm tím tái, nhợt nhạt kèm theo màu da kém sắc, lưỡi có chất nhầy, khó thở thì đây là dấu hiệu bé mắc bệnh tim hoặc phổi. Gia đình nên đưa bé đi khám để biết chính xác và tìm cách chữa trị tránh những biến chứng và dị tật về sau.
hinh-2
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh môi thâm
  • Có thể mọi của bé trở nên thâm tím, da xanh, lưỡi có chất nhầy là biểu hiện của thiếu Oxy. Bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để  xác định nguyên nhân và chữa kịp thời.
  • Trẻ sơ sinh tím môi có thể là biểu hiện của sặc sữa do sữa mẹ xuống quá nhiều trẻ nuốt không kịp. Tình trạng này gây ra các triệu chứng khác như: nôn, ho,khò ké , khóc, thậm chí tím tái từng cơn. Nên khi cho con bú bạn nên cho bé bú lượng ít nhưng cho bé bú nhiều lần, luôn cho bé nằm cao đầu để giúp bé không bị sặc sữa.

Bài viết trên đây vừa chia sẻ đến các mẹ thông tin về hiện tượng trẻ sơ sinh môi thâm có nguy hiểm không cũng như một số nguyên nhân và giải pháp để làm hết tình trạng thâm môi ở trẻ sơ sinh. Chúc các mẹ nuôi con mau ăn chóng lớn và khỏe mạnh.

 

 

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close