Bài thuốc quý
Tảo xoắn Spirulina có tác dụng gì?
Tảo Spirulina giàu axit amin đóng vai trò kiến tạo, bổ sung năng lượng, khoáng chất và chất chống oxy hóa tác dụng làm chậm quá trình lão hóa nên là thực phẩm tốt cho mọi người ở mọi lứa tuổi.
Tảo xoắn spirulina là gì?
Tảo Spirulina là một loại vi sinh vật có hình xoắn sống trong nước mà người ta quen gọi là Tảo xoắn với tên khoa học là Spirulina platensis. Thực ra đây không phải là một sinh vật thuộc Tảo (Algae) vì Tảo thuộc nhóm Sinh vật có nhân thật (Eukaryotes). Spirulina thuộc Vi khuẩn lam (Cyanobacteria), chúng thuộc nhóm Sinh vật có nhân sơ hay nhân nguyên thủy (Prokaryotes). Những nghiên cứu mới nhất lại cho biết chúng cũng không phải thuộc chi Spirulina mà lại là thuộc chi Arthrospira. Tên khoa học hiện nay của loài này là Arthrospira platensis, thuộc bộ Oscilatoriales, họ Cyanobacteria.
Thành phần dinh dưỡng của tảo spirulina gồm
Các phân tích cho biết thành phần dinh dưỡng của sinh khối Tảo là Protein: >52%,;Độ ẩm <7.0%; Chất khoáng: <14%; Tổng số carotenoid: >5000 mg/kg; Beta-carotene (tiền vitamin A): >2250 mg/kg; sắc tố Zeaxanthin: 3000 mg/kg; sắc tố C-phycocyanin: 8.0%; Phycocyanin (thô): >17.3%; Vitamin B12: 3000 mcg/kg; Vitamin K: 20mg/kg
Đáng chú ý là ở chỗ sinh khối này chứa tới 50- 62% protein với đủ các loại acid amin cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Ngoài ra còn chứa phong phú vitamin B12 . Beta-carotene , xanthophyll và nhiều nguyên tố khoáng. Các nhà khoa học đã phân lập thuần chủng để tiến hành nuôi cấy chúng ở quy mô công nghiệp nhằm tạo ra các viên nén tảo xoắn Spirulina.
Dùng tảo Spirulina thế nào cho HIỆU QUẢ?
Nói chung nguyên tắc sử dụng spirulina xoay quanh các ứng dụng một cách chọn lọc:
- Acid amin chủ yếu cho nhu cầu kiến tạo.
- Sinh tố và khoáng tố để bổ sung nguồn dự trữ.
- Các chất kháng oxy hóa để ngăn chặn tiến trình lão hóa, chứng xơ vữa và dấu hiệu thoái hóa.
Trên thực tế, liều lượng của tảo spirulina cần được thay đổi trong phác đồ và tiến trình điều trị tùy theo nhu cầu của mỗi đối tượng, ngay cả cho mục tiêu phòng bệnh, nhưng không đến độ quá cao như liều lượng được đề nghị một cách thái quá trong nhiều tờ bướm. Thông thường, ngoại trừ có chỉ định rõ ràng của thầy thuốc, có thể phân chia liều áp dụng của tảo spirulina vào ba nhóm như sau:
- Liều cao cho trường hợp suy nhược trầm trọng: 2-3g tảo nguyên chất/ngày.
- Liều trung bình cho bệnh nhân cần hồi phục nhưng không quá khẩn cấp: 1-2g tảo nguyên chất/ngày.
- Liều thấp cho đối tượng đã ổn định sức khỏe nhưng cần duy trì tác dụng: 500mg-1g tảo nguyên chất/ngày.
Người dùng tảo spirulina nên tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc để tùy theo cơ tạng, thể trạng và tình trạng bệnh lý mà linh động áp dụng như sau:
- Người bệnh tim mạch: Ðể chia sẻ gánh nặng với trục tiêu hóa không nên dùng tảo ngay sau bữa ăn chính. Nên uống tảo khoảng một giờ sau bữa điểm tâm để tận dụng công năng trợ tim của khoáng tố magnesium và calcium. Không nên dùng tảo spirulina quá trễ vào buổi tối, tránh tác dụng lợi tiểu ban đêm gây mất ngủ.
- Người bệnh đái tháo đường: Dùng tảo trước mỗi bữa ăn, ngay cả vào buổi tối để người bệnh không bị dằn vặt vì cảm giác đói trong đêm rồi sinh mất ngủ. Ngoài ra thành phần sinh tố B và nhiều loại acid amin trong tảo có tác dụng cộng hưởng với thuốc đặc hiệu trị chống viêm đa thần kinh ngoại biên.
- Người bệnh dạ dày: Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng nên uống tảo trước mỗi bữa ăn khoảng 15 phút và sau bữa ăn khoảng nửa giờ, tối thiểu ba lần trong ngày, nhằm hạn chế sự chống xói mòn của chất chua trong dạ dày, đồng thời cung cấp chất đạm để làm lành ổ loét.
- Người lao tâm: Với người bị stress, hằng ngày nên dùng tảo trước bữa ăn sáng với ly nước khoáng lớn (300ml) và khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ để cơ thể kịp thời biến tryptophan trong tảo thành serotonin, hoạt chất giữ vai trò quyết định cho giấc ngủ yên bình.
- Người lao lực: Tùy theo mức độ suy nhược có thể dùng tảo sau mỗi bữa ăn chính và trước khi đi ngủ. Ðừng bắt đầu với liều cao. Nên bắt đầu với liều trung bình rồi tăng dần sau mỗi đợt dùng thuốc năm ngày đến khi đạt được hiệu quả mong muốn thì trở lại liều thấp để ổn định tác dụng.
- Người cao tuổi: Ðể cung cấp dưỡng chất theo đúng nhịp sinh học của cơ thể người cao tuổi, chỉ nên dùng liều thấp và chia đều trong ngày. Cách này cũng có thể áp dụng cho người chay trường.
- Thai sản phụ: Nên dùng tảo spirulina ở liều trung bình trong sáu tháng đầu của thai kỳ nhằm cung cấp cho thai acid folic, tiền sinh tố A, sắt… Trong ba tháng cuối cần theo lời chỉ dẫn của thầy thuốc. Trong thời gian cho con bú, người mẹ có thể yên tâm dùng tảo với liều cao.
- Trẻ con: Tảo spirulina có thể áp dụng cho trẻ ở mọi lứa tuổi, nhất là ở trẻ suy dinh dưỡng, trẻ rối loạn tiêu hóa do lạm dụng thuốc kháng sinh, nhưng phải hỏi ý kiến thầy thuốc. Liều dùng mỗi ngày không được vượt quá 150mg/kg trọng lượng của trẻ/ngày.
- Công nhân: Sử dụng tảo spirulina thường xuyên với liều trung bình, hoặc định kỳ 7-10 ngày trong tháng, là một trong các biện pháp cơ bản để bảo vệ sức khỏe.
- Vận động viên: Nên dùng liều tối đa sau mỗi lần thi đấu, liều trung bình sau buổi tập luyện và liều thấp sau mỗi bữa ăn để bảo tồn tác dụng trong suốt thời gian nghỉ ngơi.
- Người béo phì: Nhằm tận dụng chất xơ để kéo theo chất béo trong thực phẩm xuống thẳng ruột già, thay vì được hấp thu qua niêm mạc ruột non, cũng như để ức chế cảm giác đói, người muốn giảm cân nên dùng tảo spirulina với liều trung bình nhưng trước mỗi bữa ăn chính khoảng 30 phút.
- Bệnh nhân sau đợt hóa trị – xạ trị, sau liệu trình chống lao: Ðể chống thiếu máu, hỗ trợ tiến trình tổng hợp kháng thể, nên dùng tảo spirulina ở liều cao sau mỗi bữa ăn chính đến khi xét nghiệm huyết học trở về định mức bình thường. Sau đó có thể tiếp tục dùng tảo dài hạn ở liều trung bình.
Hoạt chất nào, dù là hóa chất tổng hợp hay nguyên liệu thiên nhiên, đều có thể trở thành độc chất nếu bị lạm dụng. Với tảo spirulina cũng thế. Người tiêu dùng không nên tự ý áp dụng lâu dài nếu chưa tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc, càng không nên áp dụng theo lời đồn hay rập theo cách người khác đã sử dụng.
tu khoa
- tảo xoắn spirulina là gì
- tảo xoắn spirulina có tốt không
- uống tảo biển bao lâu thì có tác dụng
- uống tảo nhật có tăng cân không