Nuôi con

Biếng ăn ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân và cần phải xác định đúng những nguyên nhân đó

BÉ LƯỜI ĂN VÀ 4-5 NGÀY MỚI ĐI Ị, PHẢI LÀM SAO?

Hỏi:
Bác sĩ làm ơn cho em hỏi : bé nhà em bây giờ được 5 tháng 10 ngày bé được 7kg.(khi sinh đựơc 3kg). Em bắt đầu cho bé ăn dặm từ lúc qua 5 tháng, mỗi ngày 1 cử bột vào buổi sáng. Nhưng bé tự nhiên lười bú và lười ăn, đứng cân 1 tháng rồi. Trước bé đi phân đẹp ngày 1 lần nhưng hơn 1 tháng nay bé 4-5 ngày mới đi 1 lần(từ sau tiêm rota).Vậy con em gặp vấn đề gì ạ? Và mong Bác sĩ chỉ dùm em cách khắc phục chứ nhìn con gầy hẳn và thịt nhão cả nhà ai cũng xót. Vì trước bé nhà em nhìn không mập nhưng thịt rất chắc, ngoài ăn bột bé chỉ bú sửa mẹ. Em vẫn chưa cho bé dùng sữa công thức. Mong sớm nhận được câu trả lời, em xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn!
Vắc-xin ngừa vi-rút rota (RV) (tên thương hiệu là RotaTeq, Rotarix) được chủng ngừa cho trẻ trong khoảng thời gian 2 và 4 tháng tuổi (RotaTeq cũng được chủng ngừa vào lúc 6 tháng tuổi). Vắc-xin bảo vệ chống lại một loại vi-rút là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy cấp và ói mửa ở trẻ nhỏ trên toàn thế giới.
Vắc-xin này ở dạng lỏng và chủng ngừa bằng cách cho trẻ sơ sinh uống. Sau khi trẻ uống xong có thể khiến trẻ có một chút khó chịu và cũng có thể gây tiêu chảy nhẹ hoặc nôn mửa chỉ vài hôm là hết nên nó ít có tới hệ tiêu hóa kéo dài nên mẹ không cần phải lo lắng quá.
Còn vấn đề ăn dặm chúng tôi vẫn muốn các mẹ nên cho bé ăn dặm khi bé đã được 6 tháng tuổi. Nếu cho trẻ ăn bổ sung quá sớm sẽ không có lợi cho cả mẹ và con vì hệ tiêu hóa của bé dưới 6 tháng chỉ thích hợp với việc tiêu hóa các thức ăn lỏng như sữa mẹ. Nếu thức ăn bổ sung chế biến ở mức độ lỏng như sữa mẹ thì thường có giá trị dinh dưỡng thấp hơn sữa mẹ, không đủ để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ. Ăn dặm sớm cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là bệnh tiêu chảy vì thức ăn bổ sung không có những yếu tố kháng khuẩn, yếu tố tăng cường miễn dịch và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như sữa mẹ…Ngoài ra, khi trẻ ăn dặm sớm, thường giảm bớt số bữa bú mẹ, gây giảm bài tiết sữa mẹ, hơn nữa nếu mẹ bổ sung cho bé không đúng cách bé còn có thể dẫn đến tình trạng táo bón, chậm tăng cân, như bạn mô tả bé 4 – 5 ngày bé mới đi ị một lần nhưng lại không cho chúng tôi biết tính chất phân có khô hay mền, phân khô thì có thể bé đang bị táo bón còn phân mền thì có thể nguồn dinh dưỡng mẹ cung cấp cho bé chưa đầy đủ.
ảnh hưởng, ăn uống, trẻ em
Những ảnh hưởng khi cho trẻ ăn không đúng cách
Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, thì cũng có thể cân nhắc và cho trẻ ăn ở tháng thứ 5 nhưng mẹ cần phải chú ý nguyên tắc cho con ăn dặm:
• Cho bé ăn từ ít đến nhiều
Quy tắc đầu tiên là ăn từ ít đến nhiều. Mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn bột với ½ bát ăn cơm bột mỗi bữa; 1-2 bữa một ngày. Ngay cả khi bé ăn rất ngon miệng và ăn “hết veo” nửa bát bột trong bữa ăn đầu tiên, mẹ cũng không nên cho bé ăn thêm. Nên tuân thủ quy tắc 1 (từ ít tới nhiều) vì hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều bột, bé có thể bị rối loạn tiêu hóa.
• Từ loãng đến đặc
Do bé đang quen với thức ăn chính là sữa nên khi mới cho ăn dặm, mẹ nên pha loãng bột cho con. Nếu mua bột ăn dặm bán sẵn (đóng hộp), mẹ nên tuân thủ cách pha bột theo hướng dẫn trên bao bì. Nếu là bột mẹ tự xay thì khi pha bột, mẹ nên pha thành hỗn hợp loãng, mịn và sánh như kem là được.
• Từ ngọt đến mặn
Khi tập cho bé ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột ngọt (tức là bột gạo, bột yến mạch… nấu cùng rau, củ quả và không nêm gia vị). Sau khoảng 2-4 tuần, có thể nấu bột mặn cho bé (bột cùng với thịt, cá…).
• Để bé làm quen với một loại thức ăn trong 3-5 ngày
Cách này giúp mẹ phát hiện xem bé có bị dị ứng với thức ăn dặm nào đó không. Sau khoảng 3 ngày, nếu bé không phản ứng với loại thức ăn nhất định, không bị rối loạn tiêu hóa, nổi ban… thì hãy chuyển sang cho bé tập ăn loại khác.
• Mỡ/ dầu ăn là điều tối quan trọng đối với trẻ
Không cho hoặc cho rất ít dầu khiến bát bột không cung cấp đủ năng lượng cho trẻ. Thực ra dầu ăn dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng và giúp hòa tan các chất khác khiến cơ thể dễ hấp thu.
Không những thế, mỡ/ dầu ăn còn cung là yếu tố quan trọng để cơ thể trẻ hấp thu vitamin D và canxi.
• Cân đối 4 nhóm thực phẩm
– Khi trẻ đến giai đoạn ăn bổ sung, mẹ cần bổ sung 4 nhóm thực phẩm gồm:
– Nhóm bột đường: gạo, nếp, bột mì, bánh mì, mì, nui, bún, phở, hủ tiếu, khoai, bắp.
– Nhóm đạm: nguồn động vật như thịt, cá, trứng, sữa, tôm tép, lươn…; nguồn thực vật như đậu nành, các sản phẩm chế biến từ đậu nành và các loại đậu đỗ khác.
– Nhóm béo: dầu, mỡ, bơ, hạt có dầu.
– Nhóm vitamin và chất khoáng: rau củ, trái cây các loại.
Như cân nặng hiện tại của bé 7 tháng thì vẫn trong giới hạn cho phép, tuy nhiên mẹ cần phải theo dõi con thêm nếu như mẹ đã thực hiện đúng nguyên tắc cho con ăn dặm, mà con vẫn không tăng cân kết hợp với việc lười ăn thì mẹ nên đưa con đi khám dinh dưỡng bác sĩ sẽ cho mẹ lời khuyên cụ thể bạn nhé!
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close