Nuôi con

Cho bé ăn dặm như thế nào là hợp lý?

Trẻ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu tập ăn dặm từ loãng tới đặc, ăn trước thức ăn chính với thực đơn thay đổi thường xuyên nhưng cần đủ chất: tinh bột, đạm, xơ và canxi để đảm bảo cơ thể bé đủ chất.

Ăn dặm là gì?

Khi chào đời, thức ăn chính của bé là sữa mẹ. Nếu sữa mẹ không đủ, cần bổ sung thứ giống với sữa mẹ nhất – sữa công thức. Việc bổ sung này khác với cho ăn dặm, khi thức ăn chính (sữa mẹ, sữa công thức) được thay thế bằng những thức ăn khác, để bé dần làm quen với lối sống người lớn.

Việc cho bé ăn dặm đã trở nên phức tạp vì trong hai thập kỷ gần đây, kỹ thuật ăn dặm thay đổi rất nhiều. Trước kia, khi cho bé ăn bổ sung, người ta chủ yếu dùng sữa bò. Rõ ràng là sữa bò, kể cả sữa chất lượng tốt, được xử lý tốt, vẫn không chứa đủ lượng vitamin và các vi chất cần thiết. Vì vậy, thời đó người ta khuyến cáo bổ sung cho trẻ nhỏ từ độ tuổi 3 tháng các loại nước rau, nước táo, lòng đỏ trứng. Theo quan điểm hiện đại, nếu mẹ đủ sữa cho con bú và mẹ có chế độ dinh dưỡng tốt thì trước 6 tháng bé không cần thêm gì. Cũng áp dụng nguyên tắc này cho trường hợp nuôi con bằng sữa công thức.

6 dấu hiệu bé đã sẵn sàng để ăn dặm

cho-be-an-dam-nhu-the-nao-la-hop-ly

Cần hiểu rằng 6 tháng tuổi không phải tiêu chuẩn duy nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm, cần có thêm các điều kiện sau:

  • Cân nặng tăng gấp đôi so với khi sinh.
  • Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.
  • Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
  • Biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó.
  • Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (cho vật gì vào mồm bé cũng đẩy ra, trừ núm vú).
  • Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.

Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm mẹ cần nắm

Nguyên tắc căn bản nhất trong ăn dặm là tăng đột ngột hoạt động thể chất.

Thực phẩm lỏng cung cấp ít năng lượng hơn thực phẩm đặc. Thực phẩm càng đặc càng cung cấp nhiều năng lượng. 100 g cháo đặc cung cấp nhiều năng lượng hơn so với 100 g sữa lỏng.

Sớm hay muộn, mẹ sẽ nhận thấy hoạt động thể chất của bé tăng đột ngột. Trước đó bé nằm yên, chỉ ngọ nguậy chân tay, chơi đùa với các đồ chơi được treo trước mặt. Rồi đột nhiên, trong vòng 2 tuần, bé bắt đầu lật người, trườn bò, tìm cách đứng dậy, bé hoạt động nhiều hơn trước rất nhiều. Chính sự gia tăng đột biến các hoạt động thể chất này là điều kiện quan trọng nhất cho việc ăn dặm. Đó là tín hiệu cho thấy lúc này chỉ nuôi bé bằng thực phẩm lỏng sẽ không đủ.

4 nguyên tắc cho bé ăn dặm lần đầu

  • Không vội vàng, đừng học theo kinh nghiệm của người quen, có nghi ngờ thì nên dừng lại và chờ đợi.
  • Đừng ham chạy theo số lượng.
  • Không được ép bé ăn.
  • Không cần sự đa dạng.

Cho trẻ ăn dặm thế nào là đúng?

Trước hết hãy ghi nhớ các quy tắc chính khi cho bé ăn dặm:

  • Bắt đầu ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Trước 4 tháng tuyệt đối không ăn dặm. Cũng có bác sĩ khuyến cáo bắt đầu cho ăn dặm khi 4-6 tháng tuổi nhưng cho bé ăn dặm tại thời điểm này là nhu cầu của cha mẹ, để được thấy bé giống người lớn, chứ không phải nhu cầu thực của bé.
  • Chỉ cho bé ăn thực phẩm mới khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Không thử nghiệm khi bé mọc răng, bị cảm, mệt. Cần bé khỏe và người mẹ cho con ăn dặm cũng phải thấy khỏe khoắn. Trường hợp sức khỏe bé không đảm bảo (sau tiêm chủng, người nhà hắt hơi sổ mũi, với nguy cơ ngày hôm sau bé cũng sẽ bị sổ mũi), gia đình có dự định cho những thay đổi sinh hoạt trong thời gian gần (đi du lịch, tổ chức tiệc đông người tại nhà…), tốt nhất là nên đợi thêm một tuần cho tới khi mọi sinh hoạt trở lại bình thường mới bắt đầu cho bé ăn dặm.
  • Cho bé dùng đồ ăn dặm trước khi dùng thức ăn chính: Cho bé ăn cháo sữa ngũ cốc, sau đó mới cho bú mẹ hoặc bú bình.
  • Nếu bé từ chối món ăn dặm nào đó thì không nên cố ép. Đôi khi để bé thích được mùi vị mới cha mẹ phải thử tới 10-15 lần. Ví dụ nếu bé có từ chối thịt hoặc rau thì cũng không có gì đáng sợ. Hãy thử lại sau 10-12 ngày và thử làm vài lần. Nhưng sau mỗi lần bé phun thức ăn dặm mới ra thì phải dừng trong 2 tuần.
  • Chỉ cho bé thử một loại thức ăn mỗi lần. Nếu định cho bé ăn hoa quả nghiền, không cần cho ngay cả táo, lê và mận. Chỉ được dùng một loại thực phẩm mới. Nếu nấu cháo sữa thì không nên dùng loại bột ngũ cốc 7 thành phần mà chỉ dùng loại một thành phần. Khi nào mọi chuyện ổn thỏa mới thử sang thành phần mới.
  • Chỉ bắt đầu cho bé ăn dặm 2 bữa khi đã thay thế hoàn toàn bữa thứ nhất. Chúng ta đã chọn được một món, chẳng hạn cháo sữa ngũ cốc và quyết định thay thế bữa cuối ngày. Đây là lựa chọn tốt vì cháo làm bé no lâu và sau bữa cháo tối trẻ thường ngủ ngon hơn. Nếu chưa thay thế hoàn toàn được bữa tối thì không thử nghiệm bữa sáng hay bữa trưa
  • Khoảng cách giữa hai lần thử món ăn không dưới 5 ngày. Ví dụ ngày đầu bạn thay sữa mẹ bằng 20 g cháo sữa rồi cho bé bú thêm. Những ngày tiếp theo dùng 40, 60, 80, 100 g cháo, tăng dần trong vòng 5-7 ngày thì thay thế hoàn toàn bữa sữa mẹ.

Điều quan trọng là ăn dặm phải được thực hiện một cách tự nguyện, an toàn, khiến cả bé và cha mẹ hài lòng. Nếu bé 10 tháng chỉ thích sữa mẹ và từ chối tất cả những thứ khác, vấn đề “tôi thích món này, tôi không thích món kia” có thể được giải quyết rất dễ dàng trong vòng 6 giờ nhờ cảm giác đói. Nếu bạn không cho bé thứ này thì bé sẽ muốn thứ bạn yêu cầu bé ăn. Quan trọng là phải an toàn.

Thực đơn ăn dặm cho bé theo độ tuổi

1/ Thực đơn cho trẻ 6-7 tháng tuổi tập ăn dặm

Thời kỳ này hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, và bé chỉ mới đang tập làm quen với nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ, nên mẹ chú ý thực hiện đúng hai nguyên tắc:

  • Ăn từ loãng đến đặc
  • Ăn từ ít đến nhiều.
  • Ăn (cháo/ bột ăn dặm) từ vị ngọt đến vị mặn

Cho bé bắt đầu giai đoạn ăn dặm với các món có vị ngọt trước, ví dụ bột ngọt có vị sữa, bé sẽ sẵn lòng đón nhận các món mới khi có hương vị sữa quen thuộc.

Để tiết kiệm thời gian mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ có thể chọn bột ăn dặm của các nhãn hiệu uy tín trên thị trường, cần lưu ý là pha đúng công thức như hướng dẫn trên vỏ hộp. Bột ăn dặm RiDIELAC đem đến nhiều chọn lựa cho mẹ khi bé bắt đầu giai đoạn ăn dặm, như là: bột ăn dặm RiDIELAC Yến Mạch Sữa, Gạo Trái Cây, Gạo Sữa giúp mẹ tiết kiệm thời gian và làm phong phú thêm bữa ăn cho bé yêu.

Hoặc mẹ có thể thử vài món ngon cho bé trong giai đoạn này theo thực đơn sau nhé:

  thuc-don-cho-tre-6-7-thang-tuoi-an-dam

2/ Thực đơn ăn dặm cho bé từ 7 – 11 tháng tuổi

Khi bé đã dần quen với bột pha loãng, mẹ hãy tăng dần năng lượng trong bữa ăn của bé bằng cách tăng lượng bột, sau đó chuyển dần từ ăn bột sang ăn cháo tán nhuyễn với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm cung cấp đầy đủ năng lượng cho sự vận đông và phát triển của bé.

Mẹ có thể dùng thịt heo, gà, tôm, cá… kết hợp với các loại rau củ cho thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé. Nếu mẹ quá bận rộn, bột ăn dặm RiDIELAC của Vinamilk với các hương vị Yến mạch gà đậu Hà Lan, Bò Rau Củ, Heo Bó Xôi, Heo Cà Rốt sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị bữa ăn cho bé yêu, vừa tiết kiệm thời gian vừa có được bữa ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Chỉ cần làm theo hướng dẫn pha bột trên bao bì là bữa ăn của bé đã sẵn sàng.

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé:

thuc-don-cho-be-8-thang-tuoi-an-dam

3/ Thực đơn ăn dặm cho bé từ 12 tháng tuổi

Lúc này, bé có thể ăn thô, cháo tán hoặc cháo nguyên hạt. Mẹ có thể nấu cháo nguyên hạt cho bé, kết hợp thịt, cá,… và rau củ.

Hoặc nếu mẹ bận rộn quá, có thể chọn Bột ăn dặm Heo bó xôi, Gà rau củ, Bò rau củ của RiDIELAC với hương vị thơm ngon hấp dẫn không khác gì món ăn mẹ tự tay nấu bếp. Chắc hẳn bé yêu sẽ hào hứng với sự đổi vị cho bữa ăn của mình!

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé:

thuc-don-cho-tre-1-tuoi-an-dam

Mẹ có thể tham khảo những thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi ở trên khi chuẩn bị bữa ăn cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tìm thêm những món tương tự để làm phong phú thực đơn cho bé mỗi ngày, ví dụ các sản phẩm ngon lành và đầy dinh dưỡng của Ridielac. Nhãn hàng hi vọng rằng sẽ luôn là  người bạn đồng hành của mẹ và bé, không chỉ giúp bé phát triển toàn diện mà còn  giúp mẹ tiết kiệm thời gian nấu nướng và dành thêm thời gian vui chơi cùng bé yêu.

Theo BS Lê Kim Huệ

Bác sĩ Chuyên khoa 1 về Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm.

tu khoa

  • thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng
  • thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi
  • trẻ 7 tháng tuổi ăn được những hoa quả gì
  • cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ mấy
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close