Thông tin bệnh viện

Khám tiêu hóa ở đâu tốt TP HCM?

Khám tiêu hóa tại Tp.HCM có thể đến Phòng khám: Bs Long, Bs Lý, Bs Phương,…chuyên khám, siêu âm, nội soi đại tràng, trực tràng, bao tử và các bệnh đường tiêu hóa khác.

Khám tiêu hóa ở đâu tốt TP HCM?

Bài viết này xin giới thiệu đến các bạn những phòng khám tốt, được tin tưởng nhất tại TPHCM về bệnh liên quan đến bệnh về dạ dày – tiêu hóa, một căn bệnh hiện đang rất nhiều người gặp phải và có nguy cơ tăng cao vì lý do an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng đi xuống, cách sinh hoạt ăn uống không hợp lý.

kham-tieu-hoa-o-dau-tot-tai-tphcm

1/ Phòng khám BS Võ Tấn Long – Nội tổng quát

(Phó Trưởng Bộ môn Ngoại – ĐH Y dược TPHCM)

  • ĐC: 226, Đường Bình Tiên, Phường 4, Quận 6
  • ĐT: 08 3967 0441
  • Email: longvotanmd@gmail.com
  • Phí khám: 100.000 đồng/ bệnh nhân
  • Thời gian khám: Thứ 2, thứ 4, thứ 6: từ 18g – 20g
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp PGS.TS.BS Võ Tấn Long tại tại phòng Tiêu hóa – Gan mật – BV Đại học Y dược TPHCM vào chiều thứ 3 hàng tuần. Khi đăng kí khám, bạn nhớ yêu cầu được BS Long khám nhé.

2/ Phòng khám BS Lê Thành Lý

(Trưởng khoa Tiêu hóa – BV Chợ Rẫy; Chuyên khoa Nội Tiêu hóa – Gan mật)

  • ĐC: 53 Lê Đại Hành, Phường 6, Quận 11, TPHCM (gần BV Chợ Rẫy)
  • ĐT: 08 3855 8886
  • Thời gian khám: khám từ 17 – 19g hàng ngày. Nghỉ ngày lễ và chủ nhật
  • Phí khám 100.000 đồng

3/ Phòng khám BS Trần Ngọc Lưu Phương – Chuyên khoa Tiêu hóa

(Trưởng Đơn vị tiêu hóa can thiệp – BV Nguyễn Tri Phương)

  • 164 Ngô Quyền, Quận 10, TPHCM
  • ĐT: 08 3856 1684
  • Giờ làm việc từ: 16g30 – 21g30 (từ thứ 2 đến thứ 6). Thứ bảy: Từ 9g30 – 11g30 (Dành cho những bệnh nhân ở tỉnh)
  • Lưu ý: Phòng khám rất đông, thường bạn phải điện thoại đăng ký, lấy số trước 1 tuần.
  • Email: tranngocluuphuong@gmail.com
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp ThS.BS.CKII Trần Ngọc Lưu Phương tại Đơn vị tiêu hóa can thiệp – BV Nguyễn Tri Phương vào mỗi sáng thứ 4 hàng tuần. Thời gian: từ 8g – 11g.

Các bệnh tiêu hóa thường gặp nhất

Để hoàn thành các chức năng trên, hệ tiêu hoá thực hiện các hoạt động nhào bóp, bài tiết dịch tiêu hoá, hấp thụ và đào thải. Do “đảm nhiệm” nhiều trọng trách nên các triệu chứng bệnh thường gặp của bộ tiêu hoá rất đa dạng, rải dọc theo ống tiêu hoá. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp về các bệnh tiêu hóa:

  • Đau: đây là triệu chứng rất hay gặp và quan trọng, luôn là triệu chứng chỉ điểm cho một tổn thương nhất định nào đó.
  • Rối loạn về nuốt: có thể là nuốt khó vì không đưa thức ăn vào thực quản được, hoặc đã vào thực quản nhưng khó đi tiếp xuống dưới, bị tắc nghẹn ở một chỗ nào đó. Cũng có thể là bị đau khi nuốt, đau ở phần họng hay đau ở chỗ dừng của thức ăn.
  • Nôn và buồn nôn: nôn là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày bị tống ra ngoài. Còn buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được.
  • Ợ: là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày, thực quản, kể cả chất hơi đi ngược lên miệng; là do rối loạn chức năng vận động của ống tiêu hoá. Ợ có nhiều trạng thái phân biệt khác nhau: ợ hơi, ợ nước chua, ợ nước, ợ nước đắng và ợ cả thức ăn.
  • Rối loạn về phân, thể hiện những rối loạn về vận động, tiêu hoá hay hấp thụ. Có thể có các biểu hiện sau đây:
    • Khối lượng phân quá nhiều hoặc quá ít; số lượng lần đi ngoài trong ngày cũng quá ít hay quá nhiều.
    • Táo bón: phân khô, rắn và thường kèm theo bị đau bụng, chướng hơi.
    • Ỉa chảy: phân nát, lỏng; sự tống phân nhanh và phân có nhiều nước.
    • Phân sống: phân còn chứa thức ăn chưa được tiêu hoá trọn vẹn.
    • Phân có mủ, máu, bọt: những trường hợp này thường là do nhiễm trùng. Rối loạn về dại tiện, gây khó đại tiện, đau hậu môn khi đại tiện hay mót rặn.
  • Rối loạn về sự thèm ăn: không có cảm giác thèm ăn, đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng và đắng miệng.
  • Hiện tượng đầy hơi trong ống tiêu hoá: biểu hiện thường thấy là trung tiện (đánh rấm) nhiều hay không trung tiện được hoặc là sôi bụng.
  • Hiện tượng chảy máu tiêu hoá: người bệnh nôn ra máu đỏ xẩm hoặc đỏ tươi, đôi khi kèm theo thức ăn hoặc đi ngoài ra máu tươi hay đen, nhầy máu như máu cá.
  • Hội chứng kém hấp thụ: biểu hiện trong phân có những thức ăn còn nguyên như chất mỡ và chất thịt.

Theo đó, bốn trường hợp rối loạn về đường tiêu hoá thường gặp nhất là: tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, kém hấp thụ. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người vẫn chưa biết cách xử lý và phòng tránh các bệnh tiêu hóa, khiến tỷ lệ người mắc những bệnh này ngày càng nhiều.

từ khóa:

  • bệnh viện chuyên khoa tiêu hóa tphcm
  • bệnh viện nào chuyên về tiêu hóa
  • bác sĩ giỏi về tiêu hóa
  • phòng khám chuyên khoa tiêu hóa tphcm
  • bac si chuyen khoa tieu hoa gioi tphcm
  • nội soi dạ dày ở đâu tốt nhất tphcm
  • bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi ở tphcm
  • bác sĩ chuyên khoa hô hấp nhi tphcm
 
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close