40 tuần thai
Sự phát triển thú vị của thai nhi 3 tháng đầu thai kỳ
Biểu hiện thai nghén ở người mẹ là dấu hiệu nhận biết bạn đang mang thai. Ngoài điều đó ra thì khó ai có thể biết được vì lúc này bụng bạn chưa lớn. Vậy còn thai nhi 3 tháng đầu phát triển như thế nào và có biểu hiện ra sao để gây ra những dấu hiệu ở người mẹ?
Mang thai là quá trình vô cùng quan trọng đối với bất cứ ông bố bà mẹ để tạo ra hài nhi thân yêu. Tuy nhiên bạn sẽ chưa cảm nhận hết vai trò cũng như chức trách của người làm mẹ ở 3 tháng đầu thai kỳ. Lúc này đây bạn chỉ mệt mỏi và thương bản thân bởi những cơn ốm nghén hoành hành. Nhưng, bạn không được quên đứa con đang tinh nghịch ngay trong bụng làm bạn phải khó chịu như thế. Bạn cần quan tâm và biết được thai nhi đang dần lớn lên như thế nào trong 3 tháng đầu để có thể chăm sóc và nuôi bé lớn khỏe mạnh ngay trong bụng mình.
Thai nhi hình thành được những gì trong 3 tháng đầu?
Đi được 1/3 chặn đường vượt cạn, mẹ luôn quan tâm và lo lắng cho sự phát triển của bé trong những ngày đầu làm tổ trong bụng mình. Tuy nhiên lúc này đây, bé vô cùng nhỏ nhắn và đáng yêu khi bắt đầu ra dáng con người. Thai nhi của bạn sẽ phát triển theo từng chặn sau
Tháng thứ nhất: là thời gian diễn ra quá trình thụ tinh cho đến khi hợp tử di chuyển vào dạ con và bắt đầu làm tổ ở tử cung, đó được coi là thai đậu. Cơ thể bé vô cùng nhỏ chỉ bằng một hạt giống lúa. Trong 4 tuần này, thai bắt đầu định dạng vị trí đầu, cổ, tay, chân, tim và mạch máu, còn gan, phổi và những bộ phận khác đang hình thành tế bào nền móng.
Tháng thứ hai: trong tháng thứ 2 của thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh chóng, bé dài khoảng 2.5 cm và nặng chỉ vài gram, nhỏ như quả nho, tử cung của mẹ cũng chỉ bắt đầu to hơn.
Nhịp tim bắt đầu hoạt động chứng tỏ đã có cơ thể sống ngay trong bụng mẹ, não cũng dần hình thành với 3 khu (não trước, não giữa và não sau). Ngón tay và chân trông rõ ràng hơn, các khớp tay chân cũng phân chia và hình thành, bé có thể ngọ nguậy ngay bên trong. Mí mắt và tai cũng hình thành và rõ hơn trong tháng tiếp theo.
Tháng thứ ba: cuối thời kỳ thai nghén cũng là lúc cơ thể thai nhi đang dần hoàn thiện hơn trước. Vóc dáng bé dần hoàn chỉnh và cứng cáp hơn thông qua những lần bé đạp vào bụng mẹ. Mẹ dần cảm nhận rõ hơn thai nhi nagy trong tử cung, vùng trên xương mu khi bé đang dần thay đổi kích thước. Bộ phận sinh dục lúc này dần lộ rõ và trai hay gái thì chắc hẳn mẹ cũng rất vui.
Khuôn mặt đã phân biệt rõ mắt, mũi, miệng, mày, vài cả 2 tai. Cánh tay và chân dương như dài ra phù hợp kích thước hiện tại của bé, móng tay và chân cũng lú nhú ra, răng sữa cũng được hiện lên trên khung xương hàm.
Các hệ thống tim mạch và tuần hoàn như tim, gan, thận, ruột,… đã được hình thành nhưng chưa phát triển hoàn thiện. Nhịp tim của bé lúc này là 110-160 lần/phút. Bạn sẽ dễ dàng trông thấy qua siêu âm hơn là cảm nhận.
Cuối tháng thứ 3 của thai kỳ, thai nhi nặng khoảng 14gram và bắt đầu có phản xạ. Bé sẽ xoay chuyển nhiều hơn những tháng trước và đạp và bụng mẹ. Mút tay hoặc chân, nháy mắt nếu vô tình chạm phải những cơ quan khác trong bào thai.
Biểu hiện của mẹ
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ sẽ bị tắt kinh vì đã đậu thai hoặc một số trường hợp ngoại lệ khiến bạn không biết mình mang , vì có thể bạn vẫn biểu hiện kinh nguyệt đều đặn. Nôn bửa, ốm nghén và mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu chống mặt là tình trạng khó tránh khỏi khi bạn mang thai.
Thai đổi về cách ăn uống như thèm đồ chua hay ngọt tùy cơ địa của mỗi mẹ bầu. Nói ví von theo ông bà ta thì mẹ nào thèm chua sẽ mang thai bé gái và ngọt sẽ là trai. Mẹ bầu sẽ không ăn được thức ăn tanh hôi sẽ làm mẹ khó chịu, dị ứng với mùi lạ.
Vùng ngực thay đổi, tức ngực và căng vú hơn, đầu vú thay đổi màu sắc, sậm màu hơn trước. Cảm giác nặng nề và đầy hơi ở phần bụng dưới, dịch tiết âm đạo nhiều hơn.
Cách chăm sóc mẹ bầu cần phải biết
Do thường xuyên nôn bửa và khó ăn trong 3 tháng đầu nên mẹ bầu phải chia thực đơn ra thành nhiều bửa nhỏ, vừa có thể ăn được và tiêu hóa khỏe hơn. Lúc này mẹ sẽ không còn được ăn theo sở thích nữa, nên ăn những thực phẩm tốt cho cơ thể và sự phát triển của bé.
Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp bé có đủ năng lượng phát triển tốt hơn. Ăn thực phẩm xanh, tươi và an toàn, tránh ăn đồ nóng, cay, lạnh và chứa chất kích thích. Tăng cường những chất canxi và sắt vào cơ thể giúp hệ xương bé phát triển cứng cáp, các loại vitamin hỗ trợ miễn dịch và khí huyết của bạn lẫn thai nhi.
Bạn cần tránh ăn thực phẩm ôi thiu, chưa qua chế biến, thực phẩm chứa chì và thủy ngân, nước uống có gas,… sẽ tổn thương đến não bé. Các loại rau củ gây động thai như đu đủ xanh, đào, ớt, rau sam,…
Qua những thông tin cung cấp đến bạn về cơ thể bé yêu trong 3 tháng đầu cùng những dưỡng chất cần cho bé. Hy vọng mẹ bầu có thể chăm sóc con một cách tốt nhất để bé phát triển toàn diện. Thời gian đầu này, mẹ nên theo dõi thai nhi và sức khỏe của mình thường xuyên tại phòng khám phụ sản và nhờ bác sĩ tư vấn cách chăm sóc thai nhi đúng cách nhé.