Bệnh lýNuôi con

Cách hạ sốt nhanh cho bé tại nhà HIỆU QUẢ NHẤT

Trẻ bị sốt do nhiều nguyên nhân: thời tiết thay đổi, sau khi tiêm chủng hoặc nguy hiểm hơn có thể do bị viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết,… những trường hợp này cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Những nguyên nhân trẻ hay sốt

  1. Sốt thông thường:
    • Thời tiết thay đổi nóng, lạnh bất thường, cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi và bị vi khuẩn, virus tấn công khiến bé nóng sốt.
    • Trời nóng, trẻ nghịch và đổ nhiều mồ hôi nhưng không kịp lau khô dẫn tới cảm lạnh, sốt.
    • Nếu trong 6 tháng đầu trẻ bị sốt, nguyên nhân do kháng thể cơ thể mẹ truyền cho, đặc biệt trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Trên 6 tháng, trẻ bị sốt có thể do sức đề kháng giảm sút…
    • Trẻ sốt có thể do chủng ngừa như ho gà, uốn ván hoặc sốt do khối u ác tính, hầu hết các bệnh này đều khiến cơ thể trẻ nóng sốt về đêm hơn ban ngày.
  2. Sốt do các bệnh nguy hiểm:
    • Nếu bé bị sốt cao về đêm, sốt kéo dài mẹ cần nghĩ ngay đến việc trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc các bệnh liên quan tới tai mũi họng. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm ở trẻ em mẹ tuyệt đối không được chủ quan.
    • Sốt xuất huyết: Mẹ cần theo dõi trẻ có nổi các ban đỏ ở phần mắt kéo dài xuống mũi không, nếu có nghĩa là con đã bị sốt xuất huyết. Hiện tượng này cũng thường sốt nhiều về chiếu tối và ban đêm, kéo dài trên 3 ngày.

cach-ha-sot-nhanh-cho-be-tai-nha-hieu-qua-nhat

Cách hạ sốt nhanh cho bé tại nhà HIỆU QUẢ NHẤT

4 cách hạ sốt nhanh cho bé tại nhà

Thông thường, người ta chẩn đoán sốt qua việc xác định nhiệt độ trên cơ thể. Bạn có thể đo nhiệt độ của bé bằng cách sử dụng nhiệt kế. Nếu trẻ có nhiệt độ trên 37 độ C thì bạn cần phải hạ sốt nhanh cho trẻ. Sau đây là những cách mẹ có thể áp dụng tại nhà hiệu quả nhất:

1/ Hạ nhiệt nhanh cho trẻ

  • Sử dụng rau dấp cá hoặc nhọ nồi, giã nát và dùng khăn quấn vào trán hoặc lòng bàn chân để làm mát cho bé.
  • Ngoài ra bố mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc để hạ sốt cho bé dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, chẳng hạn như:
    • Acetaminophen (Tylenol và Tempra cho trẻ em) và ibuprofen (Advil trẻ em, Motrin trẻ em) được sử dụng để giảm sốt. Nên sử dụng thuốc ít nhất 24h để các cơn sốt không quay trở lại.
    • Không sử dụng thuốc aspirin để điều trị sốt ở trẻ em, đặc biệt là cho một cơn sốt có liên quan đến bệnh thủy đậu hoặc nhiễm trùng do virus khác. Aspirin có thể gây suy gan ở một số trẻ.
  • Nếu trẻ sốt không chịu uống thuốc, mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt nhét vào hậu môn để bé mau hạ sốt.

2/ Bổ sung nước khi trẻ bị sốt

  • Khi bị sốt, cơ thể bé dễ mất nước ở da và phổi. Hãy khuyến khích trẻ uống nước lọc (nói không với caffein).
  • Ngoài ra, các mẹ cũng có thể chế biến món súp gà để giữ nước cho bé.

3/ Chọn quần áo mát mẽ cho bé

  • Mặc nhiều quần áo hay đắp chăn quá ấm có thể khiến thân nhiệt tăng nhanh. Tuy nhiên, mặc quần áo mỏng lại có thể khiến cơ thể bạn bị nhiễm lạnh, buộc cơ thể phải sản sinh nhiều nhiệt.
  • Vì vậy bạn nên lựa chọn quần áo tùy theo nhiệt độ xung quanh, và chúng cần phải thông thoáng, thoải mái giúp khí huyết dễ lưu thông.

4/ Chờm khăn hoặc cho trẻ tắm với nước ấm

  • Mẹ nên dùng khăn chườm ấm tại nách, trán, cổ hoặc lấy một chiếc khăn ấm lau qua người cho bé.
  • Thay vì chườm mát với nước ấm, mẹ cũng có thể hạ sốt nhanh cho trẻ bằng cách cho con tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm khoảng 5-10 phút. Không được dùng nước lạnh vì sẽ khiến con rét run và sốt cao hơn do cơ chế co mạch ngoại biên. Mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu oải hương để tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ.

Cho trẻ ăn gì tốt khi bị sốt?

  • Tiếp tục cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu với trẻ dưới 1 tuổi. Bên cạnh đó mẹ cũng cần ăn uống nghỉ ngơi điều độ, đầy đủ để cung cấp đủ lượng sữa cần thiết cho con.
  • Đối với trẻ ăn dặm, cho trẻ ăn ít, nhiều bữa, thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, ngũ cốc, sữa,…. Cho trẻ ăn quả chín, rau xanh sẫm để tăng sức đề kháng như: chuối, đu đủ, cam,.
  • Khi bé bị sốt, bố mẹ nên bổ sung các thức ăn có hàm lương calo, protein cao, ít chất béo và một chế độ cung cấp nước hợp lý.
  • Hai hoặc ba ngày đầu tiên có thể cho bé ăn uống nhiều chất lỏng như súp, nước trái cây hoặc sữa (nếu không có tiêu chảy). Chia nhỏ các bữa ăn khoảng 2h/ bữa sau đó có thể dần dần tăng lên 4h/bữa.

Những dấu hiệu nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

  • Những cách hạ sốt nhanh tại nhà chỉ nên sử dụng khi bé sốt dưới 3 ngày.
  • Trên 3 ngày, nếu bé không hạ sốt về đêm, sốt trên 38 – 39 độ, ngủ lơ mơ, dùng thuốc hạ sốt không hạ, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức vì có thể con đã sốt siêu vi, tay chân miệng, sốt xuất huyết, viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm phế quản….
  • Theo đó, khi cho trẻ đi khám bác sĩ, mẹ cần cung cấp các thông tin quan trọng cho bác sĩ như:
    • Bé sốt nhiều về chiều và tối từ khi nào?
    • Bé có dấu hiệu ho, khó thở, chảy nước mũi, mất ngủ hay đau ở đâu không?
    • Các loại thuốc bạn đã cho bé uống trước đó.
    • Xung quanh nơi bé ở có dịch sốt nào không?

Từ khóa:

  • hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp dân gian
  • cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng
  • cách hạ sốt cho trẻ mọc răng
  • cách hạ sốt nhanh không dùng thuốc
  • hạ sốt bằng rau diếp cá
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close