Nuôi con
Cách chữa nấc cụt thường gặp ở trẻ sơ sinh
Nấc cục là hiện tượng sinh lý bình thường hay gặp ở ba tháng đầu ở trẻ sơ sinh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết rõ hơn về nguyên nhân và cách chữa nấc cụt.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc
Theo các bác sĩ, nguyên nhân chính dẫn đến trẻ sơ sinh bị nấc cụt là do sự co thắt không theo tính tự chủ của trẻ. Từ đó làm ngắt quãng ở cơ hoành, làm cho luồng khí hít vào bị ngưng đột ngột và thanh môn bị đóng một cách bất ngờ.
Ngoài ra do sự phối hợp của các cơ chưa được hoàn thiện nên khi cười cũng có một lượng khí nhiều hơn bình thường xuống phổi và dạ dày làm ép lên cơ hoành gây nấc. Hiện tượng nấc cụt sẽ dần được cải thiện khi trẻ lớn lớn.
Cách chữa nấc cụt thường gặp ở trẻ sơ sinh
1. Cho bé uống nước hoặc bú sữa
Trong các cách trị nấc cụt, nước là giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất. Bạn có thể dùng muỗng cho trẻ uống từng ngụm. Với trẻ sơ sinh,có thể cho trẻ bú sữa mẹ ngay thay vì cho trẻ uống nước. Đối với trẻ đã ăn dặm, cho uống nước từ từ hết khoảng 100ml nước.
2. Dùng ngón tay bịt lỗ tai.
Bạn hãy dùng hai ngón tay bịt hai bên lỗ tai của trẻ khoảng nửa phút lại thả ra. Mặt khác, mẹ có thể gãi lên môi hoặc phần mang tai của trẻ khoảng 50 cái thì sẽ hết nấc. Nếu trẻ khóc ngay khi bị nấc sẽ giúp đánh bật được tiếng nấc ra ngoài vì tiếng khóc làm giãn thần kinh thực quản và cắt kích thích lên cơ hoành dưới ngực
3. Vỗ nhẹ vào lưng bé
Mẹ chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ từng cái vào lưng của trẻ. Nên nhớ mỗi động tác vỗ cần được dứt khoát và thực hiện nhẹ nhàng. Cách này giúp trẻ ợ hơi và tránh được các cơn trào ngược dạ dày.
4. Dùng mật ong chữa nấc cụt
Một vài giọt mật ong sẽ giúp trẻ qua được cơn nấc. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi rất dễ bị dị ứng với mật ong gây nên ngộ độc khá nguy hiểm. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng cách này đối với trẻ lớn. Nếu cần dùng, mẹ nên dùng gạc rơ lưỡi rơ mật ong để chữa nấc cụt cho trẻ.
5. Thay đổi tư thế bú của trẻ
Nếu trẻ bị nấc nhiều sau mỗi lần bú bình, bạn hãy thay đổi tư thế bú cho trẻ để giúp hạn chế bớt lượng không khí trẻ nuốt vào. Đồng thời, mẹ dốc ngược bình sữa để kiểm tra xem núm vú có bị thủng hoặc rách hay không vì có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nấc cụt do hít phải khí.
Khi nào nấc trở nên nguy hại?
Nấc thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu trẻ bị rối loạn hô hấp hoặc các bệnh trào ngược thực quản. Tuy nhiên, có một số ít trường hợp nấc là do bệnh lý kèm theo nôn trớ hoặc sặc. Vì vậy, nếu hiện tượng nấc ở trẻ sơ sinh xảy ra thường xuyên liên tục trong 3 giờ thì bạn nên đưa tới bác sĩ khám để tìm nguyên nhân và chữa trị kịp thời.
Hi vọng, với cách chữa nấc cụt thường gặp ở trẻ sơ sinh trên đã phần nào giải tỏa mọi mối lo toan của các mẹ khi thấy trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Nói chung, đây là một hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ nên mẹ cũng không cần lo lắng.