Sỏi túi mật là một căn bệnh dễ gây biến chứng nguy hiểm mà ai cũng có nguy cơ mắc phải. Bệnh nhân nếu muốn nhanh chóng phục hồi cần biết ăn kiêng hợp lý. Vậy căn bệnh này có biểu hiện như thế nào và bệnh sỏi túi mật kiêng ăn gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.
Triệu chứng của bệnh sỏi mật
Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, bạn sẽ không khó để tìm đọc tài liệu bài giảng sỏi túi mật để nhận biết dấu hiệu phát sinh bệnh. Cụ thể, người bị sỏi mật thường xuất hiện các triệu chứng cơ bản sau: đau bụng, sốt, vàng da, rối loạn tiêu hóa.
– Bệnh nhân có thể cảm thấy những cơn đau quặn ở vị trí hạ sườn phải, lan lên vai phải hoặc sau lưng. Các cơn đau có thể diễn ra nhiều và liên tục, kéo dài đến vài giờ đồng hồ gây cảm giác vô cùng khó chịu.
– Bệnh nhân có thể có dấu hiệu sốt đi kèm, có thể là sốt cao, rét run nhưng cũng có nhiều trường hợp chỉ bị sốt nhẹ. Tuy nhiên, các cơn sốt này thường sẽ kéo dài.
– Màu da của bệnh nhân có thể chuyển sang màu vàng một cách bất thường. Tuy nhiên, dấu hiệu này thường chỉ xuất hiện ở bệnh nhân bị tắc ống mật.
– Người bệnh sẽ bị rối loạn về tiêu hóa với các biểu hiện cụ thể là: ợ chua, ợ nóng, không thích ăn mỡ, đầy bụng cũng có thể buồn nôn.
Đối tượng nào có nguy cơ mắc sỏi mật cao?
Ai cũng có thể trở thành bệnh nhân của sỏi túi mật tuy nhiên theo nghiên cứu, các nhà phân tích đã chỉ ra bốn yếu tố nguy cơ sỏi mật cao nhất, được gọi tắt là 4F sỏi túi mật, bao gồm: Female, forty, fat và fertilize.
Theo đó, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sỏi mật cao nằm ở nữ giới, người ở độ tuổi tứ tuần trở đi, người béo phì và cuối cùng là những người sinh nhiều con. Đây là nhóm đối tượng có tỉ lệ mắc sỏi mật cao hơn so với những người khác. Do vậy, những ai nằm trong bốn yếu tố kể trên thì nên đảm bảo khám sức khỏe định kì để kịp thời phát hiện bệnh nếu có.
Phương pháp điều trị bệnh sỏi túi mật
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi mật khác nhau và việc lựa chọn phương pháp nào cụ thể thì bác sĩ cần căn cứ vào bệnh án sỏi túi mật của từng bệnh nhân.
Tùy theo từng mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng một trong hai phương pháp sau:
– Phương pháp điều trị không phẫu thuật.
Với cách điều trị này, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc nhằm mục đích hòa tan sỏi mật. Tuy nhiên, đây là phương pháp chỉ áp dụng được khi bệnh nhân bị sỏi mức độ nhẹ, thường là sỏi cholestel kích thước nhỏ hơn 1.5cm và chưa bị vôi hóa.
– Phương pháp điều trị bằng phẫu thuật.
Đây là phương pháp áp dụng khi sỏi mật ở bệnh nhân đã gây ra biến chứng nghiêm trọng, kích thước sỏi chiếm hơn 2/3 diện tích túi mật, gây viêm túi mật tái diễn… Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật nội soi hoặc tiến hành mổ phanh trực tiếp để can thiệp và xử lý nhanh chóng tình trạng bệnh.
Chế độ ăn uống cho người sỏi túi mật
Người sỏi túi mật cần có chế độ ăn kiền hợp lý mới mong việc điều trị nhanh chóng phát huy kết quả.Các chuyên gia đã chỉ ra những loại thực phẩm mà bệnh nhân sỏi mật nên kiêng bao gồm:
– Nhóm thực phẩm có chứa chất béo xấu: sữa nguyên chất, pho mát, bơ, khoai tây chiên, xúc xích, thịt đóng hộp, thịt hun khói…
– Thực phẩm quá giàu cholesterol: lòng đỏ trứng, gan, tôm, thịt gà, đồ ăn nhanh…
– Thực phẩm dễ gây kích ứng đường tiêu hóa: gluten, sò, cua, đậu phộng…
– Tinh bột tinh chế và đường: đây là những chất bột, đường đã qua quá trình tinh luyện, chiết tách làm giảm bớt hàm lượng chất xơ và bổ sung thêm các vi chất, khoáng chất khác.
Tất cả các nhóm thực phẩm liệt kê bên trên đều là những nguồn thực phẩm làm tăng kích thước sỏi túi mật hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật. Chính vì thế, trong chế biến bữa ăn hàng ngày, bạn nên hết sức cân nhắc để bảo vệ sức khỏe bản thân và hãy luôn luôn ghi nhớ một điều rằng: người có sức khỏe thì có ngàn ước mơ, người không có sức khỏe thì chỉ có một ước mơ duy nhất là có sức khỏe mà thôi./.