Bệnh lý

5 bệnh lây qua đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ& cách phòng tránh

5 bệnh lây qua đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ là: cảm cúm, sởi, thủy đậu, tay chân miệng, viêm họng cấp tính, dị ứng thời tiết. Phòng bệnh bằng cách tiêm vắc xin, giữ vệ sinh cá nhân và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Bệnh đường hô hấp là gì?

Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp là do vi khuẩn từ người bệnh theo đường không khí gây bệnh cho những người xung quanh, mà trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị lây các bệnh qua con đường này, bởi đặc điểm giải phẫu và sinh lý hệ hô hấp (tai-mũi-họng) của trẻ chưa hoàn thiện, cộng thêm sức đề kháng còn non yếu khiến số lượng cũng như tần suất mắc bệnh hô hấp hàng năm ở trẻ em rất cao.

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu các căn bệnh thường gặp có thể lây qua đường hô hấp để có biện pháp phòng tránh và bảo vệ tốt nhất cho trẻ.

5 bệnh lây qua đường hô hấp ở trẻ nhỏ

Bệnh cảm cúm

Theo các chuyên gia, cúm thông thường lây lan qua những giọt chất dịch tiết ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi vào không khí. Những người nhiễm bệnh có thể là bố mẹ, anh chị, người trông trẻ… có khả năng lây bệnh cho trẻ khi họ có các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, nhức đầu, chóng mặt, mất cảm giác thèm ăn…

Bệnh Sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut sởi gây nên, lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa đông – xuân. Bệnh sởi lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp, với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… và nếu không được phòng ngừa, bệnh có thể phát triển thành dịch

Bệnh tay chân miệng

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng là trẻ bị sốt nhẹ, mỏi mệt, kém ăn, đau họng… sau đó xuất hiện những nốt ban màu hồng có đường kính khoảng 2mm, ở trong miệng và trên da long bàn tay, gan bàn chân, đôi khi cũng thấy ở mông và cẳng chân. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em, lây rất nhanh, dễ lan thành dịch. Nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh rất dễ biến chứng thành viêm não dẫn tới tử vong.

benh-tay-chan-mieng

Bệnh thủy đậu

Thủy đậu: Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi có tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Đây là là một bệnh rất dễ lây truyền: khi người mang siêu vi thủy đậu nói, hắt hơi, hoặc ho… thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài vào không khí. Nếu người khác hít phải thì sẽ lây bệnh ngay, nhất là trẻ em.Triệu chứng của thủy đậu là trẻ nhỏ thường sốt nhẹ, biếng ăn, nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, tay chân và thân.

benh-thuy-dau

Và một số bệnh hay gặp ở trẻ hay mắc phải khác

Như vậy, môi trường xung quanh trẻ luôn tiềm ẩn các mầm bệnh nguy hiểm có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ bất cứ lúc nào. Để bảo vệ trẻ khỏi các virut, vi khuẩn gây bệnh thì cần giữ cho môi trường quanh trẻ luôn trong lành, triệt tiêu các mầm bệnh trước khi chúng tấn công cơ thể trẻ. Hiện nay, máy làm sạch không khí  Airocide-sáng chế bởi NASA đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên khi loại bỏ tới 99,9997% vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút, nấm mốc…) và 100% các chất hữu cơ bay hơi (VOCs) trong không khí  khi đi qua buồng phản ứng và đặc biệt không sản sinh chất có hại, không tạo ra ô zôn. Sử dụng Airocide làm sạch không khí là một giải pháp thông thái giúp bảo vệ trẻ khỏi các căn bệnh có thể lây nhiễm qua đường hô hấp, giữ cho trẻ luôn khoẻ mạnh, phát triển tốt.

Ngoài ra, trẻ có thể bị mắc các căn bệnh khác như quai bị, đậu mùa, viêm phế quản, hen phế quản, viêm não mô cầu…

Phòng bệnh lây qua đường hô hấp bằng cách nào?

Các bệnh truyền nhiễm có thể phòng chống được rất hiệu quả bằng những biện pháp đơn giản. Đó là các biện pháp sau đây:

Tiêm vaccin: là biện pháp chủ động tạo miễn dịch cho người có khả năng bị lây nhiễm khi tiếp xúc với mầm bệnh. Việc tiêm phòng phải được thực hiện khi người còn khỏe mạnh và theo lịch tiêm phòng chung. Chẳng hạn tiêm phòng lao và viêm gan B được thực hiện từ ngay sau khi sinh; tiêm phòng sởi lúc trẻ được 9 tháng tuổi… Tỷ lệ người tiêm phòng càng cao thì số người có miễn dịch trong cộng đồng càng lớn, càng có khả năng phòng chống bệnh.
Giữ vệ sinh cá nhân: hàng ngày cần thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với đồ vật. Luôn luôn ngủ trong màn, tránh muỗi đốt. Giữ vệ sinh răng miệng. Tắm rửa thường xuyên phòng bệnh viêm nhiễm trên da. Quan hệ tình dục an toàn. Rửa tay thường xuyên; đeo khẩu trang; ăn chín uống sôi; phòng tránh muỗi và côn trùng đốt là các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại phòng bệnh hiệu quả với hầu như tất cả các bệnh truyền nhiễm.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm phòng chống các bệnh lây qua đường tiêu hóa. Mọi người cần nghiêm chỉnh thực hiện ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước đã đun sôi, nước đã được lọc hoặc xử lý vô khuẩn. Bảo quản thức ăn đã chế biến hợp vệ sinh. Chống ruồi nhặng đậu vào thức ăn. Không dùng chung các dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín.

Vệ sinh môi trường nhằm ngăn ngừa sự lây truyền của các bệnh lây qua đường tiêu hóa, qua vết đốt côn trùng. Cần loại bỏ chỗ sinh sản của muỗi truyền sốt rét, sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền khác. Cung cấp nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt. Cần thu gom và xử lý rác thải, xử lý các chất thải của người và động vật hợp vệ sinh.

Diệt côn trùng: nuôi cá để diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi, ruồi; loại bỏ các dụng cụ chứa nước và các vật thải rắn để hạn chế nơi sinh sản của muỗi…

Phòng chống dịch bệnh: mọi người cần hiểu biết về bệnh dịch đang xảy ra và các biện pháp phòng tránh. Phát hiện sớm người bị bệnh, điều trị kịp thời để cứu sống người bệnh, cách ly và giảm thiểu sự lây lan mầm bệnh sang người khác. Tiêm phòng vaccin và uống thuốc dự phòng bằng kháng sinh theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

tu khoa

  • bệnh lây qua đường hô hấp
  • cách phòng bệnh lây qua đường hô hấp
  • cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa
  • cách phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa
  • các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close