Dinh dưỡng

Vitamin B1, B6. B12 có tác dụng gì?

Vitamin nhóm B nói chung đóng vai trò duy trì hoạt động của cơ thể, là chất xúc tác sản sinh năng lượng, tế bào, hấp thu & chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Vitamin nhóm B có nhiều trong rau củ quá màu xanh, đỏ đậm, thịt cả, hải sản tươi sống.

Vitamin B1 là gì?

Vitamin B1 còn gọi là thiamine (dưỡng chất năng lượng) có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì các hoạt động tương tác của tế bào trong cơ thể, nhất là việc sản xuất năng lượng. Trong đó các tế bào của cơ thể đã dùng ôxy để chuyển hóa carbohydrate và các loại đường thành năng lượng.

vitamin-nhom-b

Đối với vitamin B1, nhu cầu cần hằng ngày khoảng 1,5mg.

Vitamin B1 có tác dụng gì?

  • Nếu không có vitamin B1 hoặc thiếu hụt nguồn dưỡng chất này thì hiệu quả sản xuất năng lượng có thể sẽ bị suy giảm hoặc bị vô hiệu hóa.
  • Vitamin B1 còn có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ hệ thống thần kinh trước nguy cơ bị tổn thương và thoái hóa.
  • Hỗ trợ các bộ phận trong cơ thể và hệ thần kinh ngắt các thông báo truyền gửi cho nhau. Ví dụ, như khi cơ chân bị chuột rút chẳng hạn.

Vitamin B6 là gì?

Vitamin B6 (pyridoxine) là một loại vitamin nhóm B. Tuy chỉ cần một lượng nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với cơ thể. Ở trẻ em, nhu cầu hàng ngày khoảng 0,3 – 2mg, người lớn từ 1,6 – 2mg và người mang thai hoặc cho con bú là 2,1 – 2,2mg.

Tác dụng của Vitamin B6 là gì?

  • Khi vào cơ thể, vitamin B6 hoạt động như những coenzyme, tham gia các chuyển hóa, trong đó có chức năng tổng hợp những chất dẫn truyền thần kinh và các phản ứng chuyển hóa amino acid, chuyển hóa lipid và glucid, tổng hợp hemoglobin, tổng hợp vitamin B3 từ tryptophan, chuyển glycogen thành glucose duy trì đường huyết/máu ổn định, bảo vệ tim mạch.
  • Hỗ trợ điều trị ngộ độc cấp do nấm thuộc chi Giromitra (để chống các tác hại trên thần kinh như co giật, hôn mê);
  • Hỗ trợ điều trị đau do thần kinh (kết hợp B1, B6 và B12 liều cao dạng tiêm).
  • Chống stress.
  • Giảm sự hình thành oxalat/máu và tống oxalat thừa ra đường tiểu chống tạo sỏi thận.
  • Giảm lượng cholesterol/máu ở người vữa xơ động mạch.
  • Tăng cường hệ miễn dịch.
  • Tăng hoạt tính của vitamin C.
  • Vitamin B6 là thành phần quan trọng trong phát triển bào thai và trẻ em sau khi sinh, trong đó quan trọng nhất là phát triển hệ thần kinh và não.
  • Vitamin B6 và methionin có tác dụng tốt trong việc giảm thiểu ung thư phổi (cho cả người nghiện thuốc lá và người không hút thuốc lá).

Ai cần bổ sung vitamin b6?

  • Phụ nữ thời kỳ mang thai hoặc cho con bú, trẻ em chậm lớn, người già, khi ăn nhiều protein, vận động viên tập luyện, ăn mất ngon, uể oải, mất ngủ, uồn nôn.
  • Những người rụng lông tóc, thiếu máu nhược sắc, cơ thể dễ bị kích thích, rối loạn tâm thần, co giật, động kinh, tổn thương niêm mạc miệng, viêm lưỡi, viêm da, tăng tiết bã nhờn, nhiễm độc thai nghén, bỏng nặng, cắt dạ dày, cường giáp, suy tim sung huyết, sốt kéo dài, nhiễm khuẩn nặng, nghiện thuốc lá, thuốc lào hoặc thường xuyên phải ngửi khói thuốc. Các trường hợp: viêm thần kinh thị giác do rượu, viêm thần kinh ngoại vi;
  • Rối loạn do thuốc: thuốc tránh thai uống cho nữ. Vitamin B6 điều trị ngộ độc isoniazid (bị co giật hoặc hôn mê); hoặc ngộ độc penicilamin, quá liều cycloserin, ngộ độc hydralazin cấp.
  • Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh; rối loạn hấp thu, có những trường hợp phải bổ sung vitamin B6 suốt đời (trẻ em bị co giật do lệ thuộc pyridoxin. Người thiếu máu nguyên bào sắt di truyền).

Vitamin B12 là gì?

Thuốc bổ sung máu vitamin B12 còn được gọi là Cobalamin, thuộc gia đình vitamin B tan trong nước, được tham gia vào một số quá trình tạo máu của cơ thể con người.

Vitamin B12 dược phẩm có hai dạng là: cyanocobalamin và hydroxocobalamin đều có tác dụng tạo máu như nhau (hydroxocobalamin hấp thu qua đường tiêu hóa tốt hơn và có ái lực với các mô lớn hơn cyanocobalamin). Trong cơ thể các cobalamin này tạo thành các coenzym hoạt động là 5-deoxyadenosylcobalamin và methylcobalamin.

Người có nguy cơ thiếu vitamin B12: những người ăn chay trường diễn, viêm, teo niêm mạc dạ dày, cắt bỏ toàn bộ dạ dày, cắt bỏ đoạn cuối ruột non.

Vitamin B12 có tác dụng gì?

  • Có tác dụng trong việc sản xuất năng lượng từ chất béo và protein, cho sự hình thành và tăng trưởng của các tế bào máu đỏ và cho sự tổng hợp DNA.
  • Bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thần kinh : Thiếu vitamin B12 đưa đến thoái biến dây thần kinh ngoại biên, tủy sống và đôi khi não. Điều này bắt đầu bởi tổn thương vỏ bảo vệ của các đầu tận cùng dây thần kinh, myelin.
  • Góp phần tổng hợp methionin và rất cần thiết cho quá trình nhân lên của tế bào.
  • Thực hiện chức năng tạo máu.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nếu được bổ sung đầy đủ b12 sẻ sinh ra những đứa trẻ ngoan ngoãn và vui vẻ hơn nhiều so với những đứa trẻ không được mẹ bổ sung đầy đủ trong thai kỳ. Đặc biệt còn giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở trẻ.

Vitamin nhóm B có trong thực phẩm nào?

Các loại vitamin như B6, B8 và B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể,.. Vì vậy, bổ sung thực phẩm giàu vitamin B mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh tật, duy trì sức khỏe.

Các loại vitamin như B6, B8 và B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể,.. Vì vậy, bổ sung thực phẩm giàu vitamin B mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh tật, duy trì sức khỏe.

  • Thịt, cá và sản phẩm sữa:Thịt gà, gan, trứng và cá hồi là những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B5, B8 và B12. Ngoài ra, bạn có thể nạp sinh tố này từ sữa chua và sữa. Hãy bổ sung những loại thực phẩm trên vào chế độ ăn uống để tận hưởng nhiều lợi ích sức khỏe khác ngoài những loại sinh tố kể trên.
  • Súp lơ, nấm: Những loại rau chứa nhiều vitamin B5 bao gồm súp lơ và bông cải xanh. Bên cạnh đó, nấm cũng là một nguồn cung cấp đáng kể loại sinh tố này. Ngoài vitamin B5, bạn có thể hấp thu từ những thực phẩm này các dưỡng chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất.
  • Dâu và bắp: Khi nói đến các loại quả giàu vitamin B5, dâu và bắp đáng được “xướng danh”. Những loại quả này chứa nhiều dưỡng chất và chất chống ô xy hóa. Một bát dâu hay một trái bắp luộc ngoài việc giúp bạn bổ sung năng lượng còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau.
  • Các loại hạt: Nhai một nắm hạt các loại (như điều, hạnh nhân…) là một trong những cách hiệu quả nhất để hấp thu vitamin B5. Bên cạnh đó, việc bổ sung hạt hướng dương vào quá trình chuẩn bị thức ăn không chỉ làm tăng hương vị món ăn mà còn cung cấp cho bạn những số lượng đáng kể a xít pantothenic (vitamin B5) cần để thực hiện nhiều chức năng hóa học khác nhau.
  • Đậu: Đây là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin B8. Ăn 100 gr đậu trắng hay đậu lima có thể cung cấp cho bạn lần lượt 65 và 44 mg inositol (vitamin B8). Ngoài ra, đậu còn giúp tăng cường chất xơ ngừa táo bón.
  • Dưa ruột vàng và trái cây có múi: Dưa ruột vàng và các loại trái cây có múi (trừ chanh) có thể giúp bạn bổ sung vitamin B8. Không những thế, những loại trái cây này còn là kho chứa vitamin C tốt cho da và mạch máu.
  • Bánh mì nguyên hạt: Đây cũng là nguồn cung cấp đáng kể vitamin B8 cho bạn. Mỗi lát bánh mì nguyên hạt nặng 37 gr chứa khoảng 13 mg inositol. Cũng như các loại đậu, bánh mì nguyên hạt giúp bạn tăng thêm lượng chất xơ cho cơ thể.
    Hải sản: Đây là một trong những nguồn cung cấp vitamin B12 tự nhiên dồi dào nhất. Đương nhiên, đây không phải là sinh tố duy nhất thu được từ loại thực phẩm này. Hãy bổ sung hải sản vào chế độ ăn uống hằng tuần để giảm rủi ro đau tim.

Những lưu ý khi sử dụng vitamin nhóm B

Do là thuốc nên việc sử dụng vitamin cần phải đúng, đủ liều và tuyệt đối không được lạm dụng vì khi lạm dụng có khả năng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Dưới đây, xin dẫn một số loại thường dùng:

Vitamin B1 (còn gọi là thiamin): Là vitamin tham gia vào nhiều phản ứng chuyển hóa, đặc biệt là chuyển hóa glucid (đường, bột). Đối với vitamin B1, nhu cầu hằng ngày khoảng 1,5 mg. Nhu cầu vitamin B1 cần đáp ứng cho cơ thể con người phải đạt 0,4 mg/1.000 kcal; khi lượng này thấp hơn 0,25 mg/1.000 kcal sẽ gây nên bệnh tê phù. Là loại vitamin lành nhưng cũng có trường hợp gây phản ứng tuy ít gặp. Ngoài gây sốc phản vệ khi tiêm, dùng vitamin B1 có thể bị các tác dụng phụ như tăng huyết áp cấp, ngứa, nổi mề đay, khó thở, kích thích tại chỗ tiêm.

Vitamin B2: Nhu cầu vitamin B2 mỗi ngày cho cơ thể tùy thuộc giới tính, lứa tuổi. Ví dụ, trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi là 0,4 mg, 6 – 12 tháng: 0,5 mg, 4 – 6 tuổi: 1,1 mg, 15 – 18 tuổi: 1,8 mg, 19 – 50 tuổi: 1,7 mg, từ 51 tuổi trở đi chỉ cần 1,2 mg/ngày. Nam giới cần 1,6 mg, nữ giới 1,2 mg/ngày. Vitamin B2 không độc nhưng khi dùng liều cao thì nước tiểu sẽ chuyển màu vàng nhạt, gây sai lệch đối với một số xét nghiệm nước tiểu trong phòng thí nghiệm.

Vitamin B3 (còn gọi là vitamin PP): Có thành phần hoạt chất là axít nicotinic hoặc nicotinamide; là loại vitamin không được dự trữ và rất ít khi được tạo ra bởi quá trình tổng hợp chất. Do đó, nó phải được hấp thụ thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. Vitamin B3 giúp giảm lượng cholesterol, giúp ích cho quá trình tuần hoàn máu và hình thành hệ thần kinh. Nó cũng can thiệp vào quá trình tổng hợp các hormone giới tính. Bằng cách kích thích sự tổng hợp chất sừng, vitamin B3 tham gia cải thiện vẻ đẹp làn da và mái tóc. Nhu cầu vitamin B3 hằng ngày của người trưởng thành là từ 15 – 18 mg. Cũng như những vitamin khác của nhóm B, nó sẽ được nạp vào cơ thể vận động viên với liều lượng cao hơn. Người nghiện rượu cũng cần nạp một lượng vitamin B3 cao hơn trung bình. Tuy nhiên, vitamin B3 có thể tạo ra cơn bốc hỏa, buồn nôn, đánh trống ngực xuất hiện khi dùng thuốc và tự hết sau 30 – 40 phút.

Vitamin B6: Hòa tan trong nước, chịu nhiệt nhưng bị tia tử ngoại, sự ôxy hóa phân hủy. Vitamin B6 giúp duy trì các chức năng bình thường của não bộ, giúp tạo hồng huyết cầu, kháng thể, estrogen (hormone nữ). Vitamin B6 còn điều hòa sự sản xuất hóa chất ở não bộ, kiểm soát tình trạng ngủ nghỉ, cảm xúc. Vitamin B6 cũng được dùng để chữa các trường hợp thiếu máu, không đáp ứng với khoáng chất sắt.

Mỗi ngày trung bình nên tiêu thụ khoảng 2 mg vitamin B6. Người già và phụ nữ có thai hoặc đang dùng viên uống tránh thai có nhu cầu cao hơn. Ngoài ra, nhu cầu cũng tăng theo tỉ lệ thuận với thành phần chất đạm trong bữa ăn.

Tuy nhiên, khi thừa vitamin B6 có thể dẫn tới viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ. Liều cao vitamin B6 (trên 10 g/ngày) có thể làm cho gan tạo ra các men bất thường.

Vitamin B12: Điều hòa chuyển hóa đạm, tăng cường tạo hồng cầu, làm hạ tỉ lệ cholesterol. Ngoài ra, vitamin này còn có tác dụng chống dị ứng, giảm đau. Thiếu vitamin B12 và axít folic làm tổn thương đến sự tổng hợp axít nucleic, ảnh hưởng tới chức phận tạo máu và hệ thần kinh. Tuy nhiên, lạm dụng vitamin B12 có thể gây tăng sản tuyến giáp, làm tăng hồng cầu quá mức, bệnh cơ tim…; có khi xảy ra tác dụng thứ phát gây nôn nao, choáng váng, nổi mề đay. Liều trung bình là từ 100 – 500 mcg/ngày. Sử dụng liều cao cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

theo nguoilaodong, thanh nien

tu khoa

  • vai tro cua vitamin b1, b
  • cong dung nhom vitamin b
  • thuc pham nao chua nhieu vitamin B
  • vitamin nhóm b có trong thực phẩm nào
  • sinh tố b1 có trong thực phẩm nào
  • vitamin b1 b6 b12 có trong thực phẩm nào
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close