Dinh dưỡng

Viên uống Vitamin C loại nào tốt?

Viên UPSA-C-Calcium, C sủi loại Loại Plusssz, Viên UPSA-Orbelin và những loại viên sủi bổ sung vitamin C bổ sung vitamin C trực tiếp cho cơ thể với hàm lượng khoảng 1000mg/ viên cho người suy nhược cơ thể, lao động quá sức, thiếu vitamin C.

Cơ thể cần bao nhiêu vitamin c mỗi ngày?

Trong cơ thể người, vitamin C được hấp thụ ở hỗng tràng, chủ yếu theo cơ chế vận chuyển chủ động và phân bổ khắp cơ thể, nồng độ Vitamin C cao nhất ở tuyến yên và tuyến thượng nhận.

thuc-pham-giau-vitamin-c

Lượng Vitamin được cơ thể hấp thu và dự trữ không tỷ lệ thuận với hàm lượng vitamin C trong thực phẩm, thậm chí còn giảm thiểu khi lượng sinh tố C trong thực phẩm quá cao. Nếu tiêu hóa lượng lớn vitamin C, hàm lượng vitamin C tăng cao, lượng thừa nhanh chóng được các tế bào mô nắm bắt hoặc bài tiết ra nước tiểu.

Khi tiêu hóa lượng nhỏ dưới 100mg, 80-90% lượng vitamin C ăn vào được hấp thụ vào cơ thể. Nhưng khi khẩu phần ăn tăng, khả năng hấp thụ vitamin C giảm, đối với khẩu phần chứa 1,5g vitamin C, cơ thể chỉ hấp thu được 49%, ở khẩu phần 3g, cơ thể hấp thụ được 36% và với khẩu phần ăn 12g, chỉ có 16%  lượng vitamin C được hấp thụ vào cơ thể.

Hàm lượng vitamin C trong máu tối đa là 1,2-1,5mg/100ml với khẩu phần ăn 100mg/ ngày và giảm xuống 0,2-0,1 mg/100ml khi khẩu phần ăn dưới 10mg/ngày. Hàm lượng vitamin C cao ở trong các mô tuyến yên và tuyến thượng thận, cao hơn 50 lần so với trong huyết thanh. Ở các mô khác như mắt, não, thận, phổi và gan cao hơn từ 5 đến 30 lần so với trong huyết thanh. Lượng vitamin C trong mô cơ tương đối thấp, nhưng do cơ chiếm một khối lượng lớn trong cơ thể, nên có tới 600 mg vitamin C được dự trữ trong cơ của một người có trọng lượng 70kg.

Vì vậy mà có thể nói, nhu cầu liều lượng vitamin C không có chỉ tiêu cố định:

  • Lượng sinh tố C tối thiểu cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa bênh Scorbut chỉ là 10mg/ ngày
  • Nhu cầu vitamin C cho người không làm việc nặng là vào khoảng 50-100mg mỗi ngày
  • Thai sản phụ, trẻ em có nhu cầu Vitamin C cao hơn, khoảng 150mg/ngày.
  • Bệnh nhân có nhu cầu chống bội nhiễm, dự phòng ung thư, kháng dị ứng sẽ cần tối thiểu 150mg/ngày
  • Người nghiện thuốc lá, vận động viên, bệnh nhân trong giai đoạn phục hồi, công nhân lao động nặng nên được tiếp tế 200mg/ ngày
  • Người ở miền núi lạnh cần 140mg/ ngày.

Viên uống bổ sung Vitamin C loại nào tốt?

Viên UPSA-C

Thuốc chứa hoạt chất chính là vitamine C với hàm lượng tới 1.000mg, được dùng trong các bệnh chảy máu, chống nhiễm trùng, chống lão hóa tế bào… hoặc phối hợp với các thuốc khác trong trị liệu.

Viên UPSA-C-Calcium

Chỉ định tương tự như thuốc UPSA-C nhưng trong thành phần của thuốc có thêm Calcium nên còn được dùng trị chứng còi xương, trẻ chậm lớn hay người già bị loãng xương

vien vitamin c nao tot

Viên UPSA-Orbelin

Thuốc chứa nhiều vitamine khác nhau cùng các chất vi lượng. Tác dụng bồi bổ sức khỏe cho cơ thể nhanh chóng hồi phục sau ốm nặng hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn, suy nhược cơ thể, kém ăn, người ăn uống kiêng khem nhiều, trẻ nhỏ và ngươi già yếu cần bổ sung các vitamine và yếu tố vi lượng.

Laroscorbine: Thành phần và tác dụng, sử dụng như UPSA-C.

Các loại Plusssz

Tùy theo chế phẩm của từng loại mà tác dụng cũng khác nhau. Chẳng hạn loại chứa thành phần chính là vitamine C thì sử dụng như UPSA-C hay Laroscorbine. Loại Plusssz-Multivitamine, thành phần của thuốc chứa nhiều loại vitamine nên được chỉ định dùng như UPSA-Orbelin. Còn loại thường được sử dụng cho trẻ mới lớn là Plusssz-Junior.

Loại Plusssz-Magnesium

Tác dụng chống mệt mỏi, làm lợi mật… thuốc thường được sử dụng cho những người lao động mệt nhọc kéo dài.

Loại Plusssz-vas (FeII)+C

Thường được sử dụng trong các bệnh về máu như thiếu máu nhược sắc (bệnh thiếu sắt) hay phụ nữ…

Loại Efferalgan-Codeine

Trị cảm sốt, đau nhức, trị ho, nhưng chỉ sử dụng cho người lớn và phải uống vào khi no không thuốc dễ làm say vì trong thuốc chứa hoạt chất là thuốc phiện.

Loại Efferalgan-C

Dùng để trị cảm sốt và đau nhức.

Loại Aspirine UPSA

Thuốc có công hiệu giảm đau hạ nhiệt. Trong thành phần của thuốc có chứa Aspirine tức acid acetylsalisylic, do vậy không được sử dụng cho những người mắc bệnh đau dạ dày hoặc có tiền sử đau dạ dày, các trường hợp suy thận, hen suyễn; thuốc cần uống khi no.

Aspirine-UPSA-vitamine C

Do thành phần của thuốc có chứa thêm vitamine C nên được sử dụng trong điều trị phối hợp với các trường hợp sốt cao do viêm nhiễm.

Dùng C sủi như thế nào là đúng cách?

1/ Không dùng nhiều viên sủi/ ngày

Mỗi viên thuốc chứa khoảng 60-75 mg vitamin C, có thể bổ sung thêm một số vitamin và khoáng chất khác. Thuốc được chỉ định trong trường hợp cơ thể thiếu hụt vitamin C do chế độ ăn kiêng, cần phục hồi sức khỏe , sau khi mắc các bệnh mạn tính, mỏi mệt do cảm cúm, làm việc quá sức, căng thẳng hay làm việc trong môi trường khắc nghiệt. Khi dùng các loại thuốc có vitamin C, cần lưu ý:

Vitamin C hấp thu tốt, khi dùng quá nhu cầu thì lượng thuốc dư được đào thải qua nước tiểu.

Bệnh nhân sỏi thận không dùng quá 1 g vitamin C/ngày, vì liều cao (trên 2 g/ngày) có thể ảnh hưởng đến các xét nghiệm cận lâm sàng.

2/ Không uống C sủi vào buổi tối

Nên tránh uống thuốc vào cuối ngày (có tác giả khuyên nên uống trước 16 h) vì thuốc có tác dụng kích thích nhẹ. Ngoài ra, nếu bạn dùng buổi tối có thể gây khó ngủ. Phải dùng sau khi ăn, vì nếu bạn uống vào lúc bụng đói có thể gây xót dạ dày.

Các loại viên sủi nên bảo quản trong hộp kín. Giữ thuốc ở nhiệt độ dưới 25 độ C, tránh để ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

3/ Không lạm dụng thuốc

Không lạm dụng khi sử dụng viên C sủi, không tự ý mua dùng nhất là khi sử dụng thuốc mà không hề hiểu về quá trình dược động học của thuốc mà chỉ nghe theo sự mách bảo rất dễ gây nên những tai họa nguy hiểm. Do đó mỗi khi sử dụng cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Không lạm dụng khi sử dụng viên C sủi, không tự ý mua dùng nhất là khi sử dụng thuốc mà không hề hiểu về quá trình dược động học của thuốc mà chỉ nghe theo sự mách bảo rất dễ gây nên những tai họa nguy hiểm. Do đó mỗi khi sử dụng cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Ai không được dùng viên uống vitamin C?

gười bị tăng huyết áp

Những người bị tăng huyết áp tuyệt đối không dùng dạng thuốc dạng sủi bọt nói chung, trong đó có viên C sủi. Bởi vì, bất cứ thuốc sủi bọt nào cũng chứa natri (do chứa natri bicarbonat hoặc natri carbonat nhằm phản ứng với acid citric cũng có trong viên thuốc để gặp nước sẽ sủi bọt).

Và vì vậy, có một số người không được dùng thuốc sủi bọt do phải kiêng muối, tức không được ăn mặn, như người bị bệnh tăng huyết áp chẳng hạn. Thực chất của kiêng muối chính là kiêng natri (muối ăn là natri clorid). Nếu người đã bị tăng huyết áp mặc dù đang điều trị mà ăn nhiều muối hoặc dùng chất có nhiều natri thì huyết áp sẽ tăng vọt.

Người bị thận

Cũng giống như bệnh tăng huyết áp, người bị thận không được uống C sủi vì phải kiêng natri.

tu khoa

  • tác dụng của viên sủi vitamin c
  • công dụng của viên sủi vitamin c
  • công dụng của viên sủi efferalgan
  • upsa c 1g gia bao nhieu
  • nen uong loai c sui nao tốt nhất 2017
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close