Nuôi con

Trẻ sơ sinh nổi mụn nước khắp người có sao không?

Bé bị nổi mụn nước, mụn đỏ li ti như vết muỗi đốt ở mặt, tay chân, trên đầu nhưng không nóng sốt là do da trẻ bị dị ứng với thời tiết, thường dần dần vết mẫn đỏ sẽ tự lặng nên các mẹ không cần quá lo lắng.

Triệu chứng nổi mụn nước, mẫn đỏ thường thấy ở trẻ dưới 2 tháng tuổi

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bối rối khi không biết phải làm gì khi trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, triệu chứng này có thể là do bị dị ứng mùi hương hoặc dị ứng thời tiết, cũng có thể bị dị ứng thuốc.

tre-so-sinh-noi-man-do

Triệu chứng thường gặp đó là : nổi ban đỏ nhiều, đầu, mặt rồi lan xuống bụng, lưng, chân tay, không sốt mà vẫn chơi đùa vui vẻ. Việc nổi mẩn đỏ khắp người mà không sốt làm cho trẻ khó chịu, ngứa ngáy, trẻ thường dùng tay gãi gãi khiến cho chỗ mẩn đỏ lại càng thêm đỏ. Hãy xem các chuyên gia da liễu trả lời về chủ đề trẻ bị mẩn đỏ khắp người như thế nào nhé.

Triệu chứng bị mẩn đỏ ở trẻ nhỏ là một hiện tượng viêm cấp tính hoặc mãn tính trên da, nguyên nhân gây ra thì khá là phức tạp, bệnh thường gặp ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi.

Biểu hiện trông thấy là các nốt đỏ chủ yếu phân bố đối xứng ở hai bên phải, bên trái ở những chỗ như đầu, mặt, gò má, trán, da đầu của trẻ, ranh giới không rõ ràng lắm, bề mặt có thể có vảy bong ra. Còn có thể có mẩn mụn đỏ hoặc mụn nước nhỏ mọc trên bề mặt nốt đỏ và xung quanh nốt đỏ. Bề mặt nốt đỏ bị loét, chảy nước đóng vảy.

Số ít trẻ không những bị mọc mẩn ngứa ở đầu, mà còn mọc lan xuống cổ, vai, thậm chí mọc cả người, tứ chi và ở các chỗ khác nhưng giữa mặt, xung quanh mũi, mồm và lông mày lại không bị mọc. Mẩn mụn ngứa rất ngứa, do đó trẻ thường khó chịu, khóc lóc. Nếu bị viêm nặng hơn có chỗ còn sưng hạch khá to. Nhiều mụn ngứa hay mọc vào mùa hè, có thể tự khỏi dần dần, một số ít trẻ bị kéo dài đến tuổi nhi đồng, thậm chí đến tuổi thanh thiếu niên.

Bé nổi mẩn đỏ khắp người có thể do những nguyên nhân sau:

  • Rôm sảy do thời tiết nắng nóng.
  • Viêm da.
  • Sốt phát ban…

Cách chữa nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh HIỆU QUẢ NHẤT

  • Làm sạch da: Tắm rửa trẻ hàng ngày, lau mặt bằng khăn nhúng nước ấm. Ngâm vùng da tổn thương nặng trong nước ấm 15 – 20 phút, sau đó lau khô nhanh và ngay lập tức bôi chất làm ẩm để ngăn cản tình trạng bốc hơi làm khô da. Ngâm da 1-3 lần/ngày tùy độ nặng của bệnh
  • Bôi chất làm ẩm: Để duy trì độ ẩm ở da suốt cả ngày cần bôi các chất làm ẩm dạng dung dịch, dầu, kem hoặc thuốc mỡ theo hướng dẫn của y tế ngay sau khi tắm. Thời tiết khô hanh nên chọn loại thuốc mỡ vì thành phần có ít tá dược nhất và tác dụng kết dính nhiều hơn
  • Giảm ngứa và kích ứng: Duy trì giấc ngủ bình thường và ổn định tâm lý trẻ vì stress cũng là một nguyên nhân dẫn đến thói quen gãi ngứa ở trẻ. Cắt móng tay cho trẻ, mang bao tay, tất ban đêm để tránh tổn thương da do gãi ngứa. Tránh dùng chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng, cồn, và các sản phẩm chăm sóc da. Chọn quần áo thấm mồ hôi. Tránh những thức ăn dị ứng. Không cho trẻ chơi dưới đất, không chơi với súc vật hay thú nhồi bông
  • Bôi thuốc ngứa theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, lưu ý không pha trộn hay bôi cùng với chất làm ẩm vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị

Có rất nhiều bậc phụ huynh thấy con ngứa quá gãi mà xót mà thương, rồi đi nghe theo lời hướng dẫn của mọi người, tự ý mua thuốc và bôi cho con, các bạn nên nhớ mỗi bé có một nguyên nhân dẫn đến nổi mẩn đỏ khác nhau và cơ thể mỗi bé khác nhau nên đôi khi thuốc này chữa khỏi cho bé kia nhưng lại có thể gây dị ứng nặng hơn cho bé nhà mình. Vì da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm cho nên tôi khuyên các bạn nên gọi điện cho bác sĩ hoặc đưa con đi gặp bác sĩ để xin lời khuyên và đơn thuốc phù hợp.

 Để tránh cho bé không bị mẩn đỏ thì bạn có thể

  • Luôn đảm bảo vệ sinh da cho con sao cho lúc nào cũng sạch sẽ
  • Không để cơ thể trẻ bị nắng, gió tấn công.
  • Không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương.
  • Quần áo của các bé phải rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại.

– Ngoài ra, có những nhân tố gây dị ứng trong thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua… hoặc những thức ăn tanh chính là nhân tố có thể tấn công trẻ bất kỳ lúc nào, nhất là khi có sự hỗ trợ tích cực của thời tiết. Vì vậy hiểu về sự kích ứng của con với các thực phẩm trên là rất cần thiết.

– Đối với những người đang cho con bú cũng cần kiêng các loại thức ăn có khả năng gây dị ứng cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa. Khi trẻ đã bị mẩn ngứa thì nên ăn chế độ nhạt để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể. Chỉ nên dùng dầu thực vật vì có thể tăng thêm axit béo không bão hoà, giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.

Làm gì khi bé bị nổi mẩn ngứa?

Người ta đã nhận thấy rằng, đối tượng chính của mẩn ngứa là những trẻ béo, có cơ địa dị ứng và những trẻ sinh ra trong gia đình có người thường xuyên bị viêm da.

Thường thì trẻ từ 1 – 2 tháng tuổi đã có những hiểu hiện mẩn ngứa. Đối với một số trẻ sẽ tự loại trừ căn bệnh này khi lớn lên (khoảng 2 tuổi trở lên). Trẻ bị mẩn ngứa thì biểu hiện đầu tiên là bị ngứa ở vùng da 2 má, khiến trẻ thường xuyên phải lắc cọ đầu hoặc dùng hai tay gãi thật lực.

Sau khoảng một thời gian, trên má trẻ nổi những nốt mẩn như hạt gạo, sau đó hình thành những mọng nước. Rồi những mọng nước này vỡ ra, chảy nhiều nước vàng và đóng vảy. Lúc này, trẻ rất ngứa, thường xuyên quấy khóc, không ăn ngủ được ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển thể lực.

Với những trẻ có cơ địa dị ứng, các bậc phụ huynh nên chú ý một số vấn đề sau:

  • Luôn đảm bảo vệ sinh da cho con sao cho lúc nào cũng sạch sẽ
  • Không để cơ thể trẻ bị nắng, gió tấn công.
  • Không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương.
  • Quần áo của các bé phải rộng rãi và làm bằng chất liệu mềm mại.
  • Ngoài ra, có những nhân tố gây dị ứng trong thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua… hoặc những thức ăn tanh chính là nhân tố có thể tấn công trẻ bất kỳ lúc nào, nhất là khi có sự hỗ trợ tích cực của thời tiết. Vì vậy hiểu về sự kích ứng của con với các thực phẩm trên là rất cần thiết.
  • Đối với những người đang cho con bú cũng cần kiêng các loại thức ăn có khả năng gây dị ứng cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa. Khi trẻ đã bị mẩn ngứa thì nên ăn chế độ nhạt để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể. Chỉ nên dùng dầu thực vật vì có thể tăng thêm axit béo không bão hoà, giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.

tu khoa

  • bé bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt
  • nổi mẩn đỏ khắp người không sốt không ngứa
  • hien tuong noi man do o tre so sinh
  • bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ tren mat
  • cach tri man do o tre so sinh
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close