Nuôi con

Danh sách các cách làm sạch lưỡi, rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sạch nhất

Làm sạch lưỡi, rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cách sử dụng: nước muối sinh lý, rau ngót, lá hẹ, mật ong,…giúp làm sạch lưỡi, hạn chế các bệnh về nấm lưỡi, tưa lưỡi ở trẻ.

Khi nào cần rơ lưỡi cho trẻ?

top-cac-cach-lam-sach-luoi-ro-luoi-cho-tre-so-sinh-sach-nhat

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh cũng giống như việc chúng ta đánh răng hàng ngày. Đặc biệt, trẻ dưới 5 tháng tuổi, lưỡi rất dễ bị cắn đọng cợn sữa và mắc các bệnh về nấm lưỡi, tưa lưỡi. Nếu mẹ rơ lưỡi đúng cách, trẻ không chỉ giảm được các bệnh về lưỡi mà còn ăn ngon, ngủ kỹ hơn.Tùy vào từng trường hợp mà mẹ rơ lưỡi cho trẻ theo các cách và số lần khác nhau nhé:

  • Trẻ bú mẹ hoàn toàn: Mẹ sẽ không cần phải rơ lưỡi thường xuyên cho trẻ nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc bú mẹ thông qua bình sữa. Vì khi bú, lưỡi của bé được cọ vào núm vú mẹ nên ít bị đọng cặn sữa. Khoảng 2 – 3 ngày, mẹ rơ lưỡi 1 lần cho trẻ.
  • Trẻ bú sữa mẹ + sữa ngoài: Với trường hợp này, mẹ cần rơ lưỡi mỗi ngày một lần cho trẻ. Thời điểm rơ lưỡi thích hợp nhất là sau khi tắm. Ngoài ra, khi cho trẻ bú bình xong, mẹ nhớ cho trẻ uống từ 1 – 2 thìa nước ấm để tráng miệng sạch sẽ.
  • Trẻ bú sữa ngoài hoàn toàn: Sữa bột rất dễ đóng cặn vào lưỡi của bé và khiến bé dễ bị tưa lưỡi, đen lưỡi dẫn tới tình trạng viêm lưỡi, viêm họng, lười bú, ảnh hưởng tới vị giác của bé. Tốt nhất, sau mỗi cữ bú, mẹ cần cho trẻ tráng miệng 1 – 2 thìa nước ấm, rơ lưỡi 2 lần/ngày. Nếu mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu đen lưỡi, biếng ăn, đau lưỡi cần đưa bé đi khám ngay để hướng dẫn các điều trị cho bé.

4 cách làm sạch lưỡi, rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sạch nhất

1. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước ấm/nước muối sinh lý

top-cac-cach-lam-sach-luoi-ro-luoi-cho-tre-so-sinh-sach-nhat

Đối với trẻ sơ sinh từ 0 – 4 tháng tuổi: , mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ bằng gạc sạch cùng với nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Cách làm như sau:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho bé
  • Nên rơ lưỡi khi bé đang đói. Tốt nhất là trước khi bé bú 10 phút.
  • Mua gạc rơ lưỡi ở hiệu thuốc, sau đó quấn vào ngón tay trỏ và nhúng đều vào cốc nước sạch hoặc nước muối sinh lý.
  • Đưa tay vào miệng bé và rơ nhẹ nhàng, tránh làm đau bé.
  • Thứ tự rơ như sau: Rơ nhẹ nhàng 2 vùng má và các vị trí khác trong vòm miệng. Cuối cùng rơ lưỡi cho trẻ từ ngoài vào trong.

2. Rơ lưỡi cho trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên bằng rau ngót

top-cac-cach-lam-sach-luoi-ro-luoi-cho-tre-so-sinh-sach-nhat

  • Lựa chọn rau ngót tươi, không thuốc trừ sâu sau đó về rửa sạch, ngâm 10 phút trong nước muối, vớt ra cho ráo nước.
  • Đun sôi rau ngót và nghiền nát lấy nước.
  • Quấn gạc quanh tay, nhúng đều vào nước rau ngót, sau đó bắt đầu rơ lưỡi cho bé theo thứ tự: 2 bên má rồi đến các vị trí quanh vòm miệng, cuối cùng là vùng lưỡi.

Lưu ý: phương pháp này chỉ áp dụng cho bé trên 5 tháng tuổi trở lên. Bé dưới 5 tháng tuổi hệ tiêu hóa còn yếu, nếu rơ lưỡi bằng rau ngót có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần, ngộ độc…

3. Rơ lưỡi cho trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên bằng lá hẹ

Tương tự như rau ngót, hẹ khá lành tính với các bé từ 5 tháng tuổi trở lên và mẹ có thể sử dụng lá hẹ để rơ lưỡi hàng ngày cho con theo các bước sau:

  • Rửa sạch lá, đem đun sôi. Vớt cho ráo nước và giã nhuyễn.
  • Cho ít nước lá hẹ đã luộc vào và chắt lấy nước dùng rơ lưỡi cho bé.
  • Quấn gạc sạch quanh ngón tay trỏ, nhúng vào nước lá hẹ và rơ lưỡi cho trẻ như trên.

4. Rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ từ 1 tuổi trở lên

top-cac-cach-lam-sach-luoi-ro-luoi-cho-tre-so-sinh-sach-nhat

Đây là phương pháp rơ lưỡi phổ biến được nhiều mẹ áp dụng nhất. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, chỉ nên rơ lưỡi bằng mật ong khi bé đã được 1 tuổi. Vì lúc này, hệ tiêu hóa của bé khá hoàn thiện, hạn chế tình trạng dị ứng, ngộ độc mật ong.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu sử dụng mật ong cho bé dưới 1 tuổi, bé có thể dễ dàng rơi vào tình trạng ngộ độc nặng vì chất clostridium botulium có trong mật ong gây nguy hiểm cho hệ thần kinh. Cách rơ lưỡi bằng mật ong như sau:

  • Chọn mật ong rừng nguyên chất để rơ lưỡi cho bé.
  • Quấn gạc sạch quanh ngón tay, nhúng vào mật ong và rơ khắp vòm miệng, cuối cùng là lưỡi.
  • Sau khi rơ xong, nhớ cho bé uống 1 – 2 thìa nước ấm để làm sạch miệng.

Từ khóa:

  • rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì
  • rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý
  • thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
  • rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối
  • rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới
Close