Bệnh lýMang thai

Tại sao mẹ bầu thường đau bụng dưới khi mang thai?

Vấn đề đau bụng thai là chuyện rất bình thường nếu như thai kỳ bước vào giai đoạn cuối tam nguyệt cá thứ hai, nhưng có một số trường hợp đau bụng dưới khi mang thai xuất hiện rất sớm. Điều này khiến cho các bà bầu trở nên lo lắng, vì có rất nhiều ý kiến cho rằng đây là hiện tượng khá nguy hiểm.

Tại sao đau bụng dưới khi mang thai?

1. Do nhau bong non gây nên tình trạng đau bụng dưới

Bánh nhau là một cơ quan rất quan trọng đối với sự sống thai nhỉ, bởi nó sẽ cung cấp chất dinh dưỡng và cả thức ăn cần thiết cho thai. Bánh nhau sẽ phát triển song song với tử cung. Thông thường, nhau thai bong ra khi bạn sinh em bé nhưng nếu phụ nữ bị đau bụng dưới thai kỳ sớm thì có thể nhau thai bung ra khỏi thành tử cung sớm.

Tại sao mẹ bầu thường đau bụng dưới khi mang thai?
Mẹ bầu thường đau bụng dưới khi mang thai

2. Cơ thể tích tụ nhiều mỡ khi mang thai

Tăng cân trong thai kỳ không chỉ làm cho cơ thể của bạn thay đổi mà bạn còn cảm thấy bị đau tức phần bụng dưới. Bước vào tam nguyệt cá thứ nhất và thứ hai thì các tế bào mỡ sẽ tập trung nhiều phần bụng và đùi, thai nhi to dần thì tế bào mỡ sẽ thích nghi và cùng phát triển với tử cung. Đây cũng là nguyên nhân gây nên đau bụng dưới do quá trình tích mỡ quá nhiều.

3. Có một chế độ ăn uống không lành mạnh

Khi chị em mang thai thì tâm lý lúc nào cũng ăn cho 2 người nên có một chế độ ăn không lành mạnh. Thức ăn khó tiêu hóa, nhiều chất béo sẽ làm mẹ bầu táo bón. Triệu chứng táo bón sẽ là nguyên nhân khiến các chị em bị đau bụng dưới. Ngoài ra, khi thai càng to thì tử cung càng chèn ép ruột và nồng độ progesterone này tăng lên cũng làm giảm nhu động ruột. Tất cả đây là nguyên nhân khiến bạn bị đau bụng dưới thai kỳ.

4. Viêm đường ruột trong thai kỳ

Viêm ruột thừa là căn bệnh khó chẩn đoán trong thai kỳ, vì khi tử cung tăng lên thì ruột thừa cũng kéo lên gần nút bụng hoặc gan. Đây cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ đau bụng dưới và tử vong trong thai kỳ. Triệu chứng này thường đi kèm với chán ăn và nôn mửa.

Tại sao mẹ bầu thường đau bụng dưới khi mang thai?
Viêm đường ruột thường đau bụng dưới khi mang thai

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như do thai nhi đạp, bị tiền sản giật, sỏi mật, nhiễm trùng đường tiết niệu và bụng mẹ căng giãn quá mức trong thai kỳ cũng khiến cho chị em đau bụng dưới.

Phương pháp giúp giảm đau bụng dưới khi mang thai

Nếu như triệu chứng đau bụng dưới của mẹ bầu nhẹ nhàng thì các mẹ có thể áp dụng cách giảm đau bụng dưới sau:

  • Các mẹ bầu có thể đi lại nhẹ nhàng hoặc tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng.
  • Nên uốn cong người về phía cơn đau nhẹ nhàng để giảm cơn đau.
Tại sao mẹ bầu thường đau bụng dưới khi mang thai?
Nghỉ ngơi cải thiện đau bụng dưới khi mang thai
  • Nên thả lỏng cơ thể để thư giãn trong bồn với nước ấm, không nên dùng nước nóng hay nước lạnh.
  • Có thể nằm xuống nhẹ nhàng để giảm bớt những cơn đau tạm thời.
  • Mẹ bầu khi đau bụng dưới cần uống nhiều nước để cung cấp đủ nước cho thai và cơ thể.

Dấu hiệu đau bụng nào mẹ nên thăm khám ngay?

Dấu hiệu đau bụng dưới thai kỳ các mẹ không nên lơ là, hãy quan sát xem có những dấu hiệu nào dưới đây đi kèm thì mẹ nên thăm khám bác sĩ và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời:

Tại sao mẹ bầu thường đau bụng dưới khi mang thai?
Nên thăm khám khi có dấu hiệu đau mạnh
  • Xuất hiện những cơn đau dữ dội hoặc đau lâu ngày không thuyên giảm.
  • Đau bụng dưới đi kèm với sốt cao và mồ hôi toát ra nhiều.
  • Đau bụng đi kèm với chảy máu âm đạo.
  • Bị đau bụng đi kèm buồn nôn và ói mửa liên tục, thức ăn không được hấp thụ.
  • Mẹ cảm thấy rất khó chịu khi đi tiểu như tê buốt, tiểu rắt…
  • Mẹ có cảm giác ớn lạnh, khi ngủ hay mê sảng và có dấu hiệu xả âm đạo.

Mặc dù cơn đau thai kỳ sẽ không đáng lo ngại khi bạn hiểu về cơ thể của mình. Nhưng cần thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu nặng hơn. Hy vọng thông tin trên sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các chị em phụ nữ!

Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close