Nuôi con

Bệnh tay chân miệng lây lan như thế nào?

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ em thường thấy: xuất hiện các bóng nước nhỏ ở miệng, lưỡi sau đó lan dầu xuống tay chân, mông và khắp cả người. Điều trị tay chân miệng bằng cách giảm đau, hạ sốt, tăng cường đề kháng cho trẻ là các phổ biến nhất vì hiện nay chưa có thuốc đặc trị.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Triệu chứng bệnh tay chân miệng trẻ em dễ nhận biết nhất

Các triệu chứng ban đầu của bệnh tay chân miệng thường thấy ở trẻ là sốt, có thể kèm nôn mửa, tiêu chảy. Vào giai đoạn tiếp theo của bệnh, trẻ sẽ xuất hiện các dấu hiệu:

  • Các bóng nước ở miệng, ở lưỡi của trẻ diễn tiến nhanh, vỡ thành những vết loét trong miệng khiến trẻ ăn uống kém, tăng tiết nước bọt.
  • Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông gối của trẻ cũng xuất hiện các bóng nước từ 2-10 mm hình bầu dục. Bóng nước có thể lồi trên da hay ẩn dưới da, ấn thường không đau.
  • Còn bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban. Những hồng ban ở lòng bàn chân, bàn tay thường rất nhỏ, khoảng 1-2mm, rất dễ bỏ sót nếu không chú ý kỹ. Sau thời kỳ toàn phát nếu không có biến chứng, khoảng 7 ngày trẻ sẽ dần hết bệnh.

Bệnh tay chân miệng lây qua đường nào?

  • Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước, phân của trẻ bbị nhiễm bệnh. Khả năng lay truyền cao nhất trong tuần đầu của bệnh.
  • Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, phỏng nước bị vỡ; tiếp xúc với đồ chơi, sàn nhà, bàn ghế… bị nhiễm vi rút.

Biến chứng về thần kinh ở trẻ có những biểu hiện sau như: Vật vã, bứt rứt, hốt hoảng, li bì, ngủ gà, co giật, hôn mê; run chi, giật mình, rung giật khi ngủ, loạng choạng, rung giật nhãn cầu; yếu chi, liệt mặt… Biến chứng về hô hấp sẽ khiến trẻ thở  nhanh, khó khăn. Biến chứng về tim mạch sẽ khiến mạch của trẻ nhanh hoặc chậm, huyết áp tăng sau đó tụt. Điều nguy hiểm là nếu các biến chứng không được phát hiện sớm để can thiệp kịp thời thì bệnh có thể diễn tiến rất nhanh và gây tử vong có thể chỉ trong vòng 24 giờ.

Điều trị tay chân miệng tại nhà như sau

Hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu đối với các vi-rút đường ruột gây nên bệnh tay chân miệng. Việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng: giảm đau, hạ sốt, tăng sức đề kháng cơ thể.

Cho đến nay thế giới chưa có vắc-xin để phòng ngừa bệnh này. Do bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với phân, dịch tiết mũi họng, dịch của các nốt bọng nước của người bệnh nên cách phòng bệnh tay chân miệng tốt nhất là:

  • Tăng cường vệ sinh cá nhân: Các bà mẹ, các cô giáo, cô bảo mẫu trong nhà trẻ và các trường mẫu giáo phải rửa tay thường xuyên cho bản thân mình và cho trẻ sau mỗi lần thay quần áo, tả lót, sau mỗi lần làm vệ sinh cho trẻ, trước và sau khi ăn.
  • Thường xuyên rửa sạch các dụng cụ, vật dụng và đồ chơi của trẻ bằng nước xà phòng, rồi khử trùng bằng dung dịch Cloramin B.
  • Thực hiện nghiêm chỉnh 100% việc ăn chín, uống sôi.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bệnh như hôn, dùng chung các vật dụng, đồ chơi…
  • Cho trẻ nghỉ học và cách ly tại nhà một tuần khi mắc bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế.
  • Các khu vui chơi giải trí, các hồ bơi phải thực hiện nghiêm túc các qui định về vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Các hồ bơi phải thực hiện việc khử trùng nước theo đúng qui định hiện hành.
  • Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh phải đến báo ngay cho nhân viên y tế tại trường hoặc trạm y tế nơi cư trú để được chăm sóc chữa trị và được hướng dẫn các biện pháp cách ly phòng tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.

Phòng bnh tay chân ming như thế nào ?

Thực hiện 3 sạch: ăn sạch; ở sạch; bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch.

  •  Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
  • Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay,vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
  • Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
  • Khi thấy trẻ sốt và có nốt phỏng nước ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng cần cho trẻ nghỉ học và đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
  • Khi chăm sóc trẻ bệnh tại gia đình nếu thấy trẻ có các dấu hiệu như sốt cao kéo dài, li bì, bỏ ăn, uống hoặc tình trạng của trẻ xấu đi cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện.

tu khoa

  • bệnh tay chân miệng tiếng anh là gì
  • bệnh tay chân miệng kiêng gì
  • trẻ bị chân tay miệng cần kiêng những gì
  • điều trị tay chân miệng độ 1
Tags

Lương Hiền

Báo Điện tử Gia đình Mới

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Close